• Lưu ý rằng: Quý vị hãy chia sẻ link của bài viết, video đến người thân, bạn bè để khi độc giả thắc mắc thì We Are 1 kịp thời hỗ trợ. Không copy rồi đăng lại tránh mất các dòng tin đính kèm màu xanh (link); cũng là vi phạm bản quyền. Mời đọc kỹ “Tuyên bố bản quyền” ở cuối bài để không mất lòng nhau và hối tiếc khi chúng tôi kiện bản quyền (kể cả cá nhân và các kênh truyền thông). Xin đa tạ!
Nếu thật sự quan tâm quý vị cần đọc từ đầu đến hết bài viết này, đừng bỏ giữa chừng để tránh lỡ mất những tin tức quan trọng.
Dưới đây là câu chuyện rất thú vị về giáo sư Robert Lufkin, người tự nhận là “sản phẩm của hệ thống y khoa”. Ông là một giáo sư y khoa uy tín từng xuất bản hàng trăm nghiên cứu khoa học. Rồi một ngày ông bỗng mắc 4 căn bịnh nặng và được chỉ định phải dùng thuốc suốt đời. Sau đó ông phải tự mình đi tìm câu trả lời và khám phá ra rằng chỉ bằng cách thay đổi lối sống, ông có thể tự thoát khỏi cả 4 căn bịnh mà không cần dùng thuốc.
Sau đây bản dịch tóm tắt bài nói chuyện của ông trong giới chính nghĩa Mỹ.
—***—
Tôi là một sản phẩm của hệ thống y khoa. Về cơ bản, tôi là một sản phẩm của nền y học chính thống hiện đại. Tôi đã có sự nghiệp tại 2 trường đại học y danh tiếng với học vị là giáo sư.
Tôi đã công bố hàng trăm nghiên cứu khoa học được bình duyệt. Phòng thí nghiệm của tôi nhận được hàng triệu đôla từ chính phủ và Viện y Tế Quốc Gia, cũng như các công ty dược và thiết bị y tế. Tôi đang kể câu chuyện từ bên trong hệ thống hàn lâm y khoa.
Mẹ tôi là một nhà dinh dưỡng có chứng chỉ, chúng tôi đã lớn lên trong chế độ ăn theo tháp dinh dưỡng, luôn luôn né tránh chất béo bão hoà, thay vào đó chúng tôi ăn magarine có chứa chất béo trans fat và dùng dầu ăn công nghiệp. Chúng tôi ăn nhiều ngũ cốc và thức ăn nhanh vì nghĩ là chúng tốt cho sức khoẻ.
Khi lớn lên, tôi học trường y và rốt cuộc đi sâu vào giới hàn lâm, dành cả sự nghiệp ở đó. Mọi thứ đều tốt đẹp cho tới 10 năm trước đây. Bỗng nhiên tôi bị chẩn đoán mắc 4 căn bịnh mãn tính. Tôi đến gặp các chuyên gia để tìm hiểu về 4 căn bịnh đó và cách chữa trị. Về cơ bản thì họ chỉ đưa đơn thuốc cho mỗi căn bịnh.
Họ nói với tôi rằng các căn bịnh đó ít nhiều không liên quan với nhau và cần phải uống thuốc để trị các triệu chứng cùng kiểm soát bịnh nền. Tuy họ có khuyên tôi thay đổi lối sống nhưng họ nói rằng “thực tế là anh sẽ phải uống thuốc suốt đời, lối sống không giải quyết được vấn đề này.”
Đó là một gáo nước lạnh đối với tôi. Ngay lập tức tôi tập trung vào vấn đề này này bắt đầu đi tìm các chuyên gia khác. Tôi bắt đầu nghiên cứu và tìm hiểu về những căn bịnh này, và rốt cuộc băn khoăn về những điều tôi từng được dạy. Tôi đã xem xét kỹ một số đột phá trong ngành y một vài năm nay.
Tôi đã thay đổi cách nghĩ về các căn bịnh này. Tôi nhận ra rằng nhiều điều tôi dạy, và đáng buồn thay là nhiều điều các đồng nghiệp của tôi dạy về bịnh tật và hệ thống trao đổi chất, nhìn chung đều sai.
Khi tôi tự tiến hành thay đổi lối sống, tôi đã thay đổi rất nhiều thứ: dinh dưỡng, ngủ, tập luyện và giảm stress. Khi tôi quay lại với các bác sĩ, họ không thể tin được. Họ nghĩ rằng phòng xét nghiệm bị hỏng. Họ muốn tôi hãy làm xét nghiệm lại.
Nói ngắn gọn thì tất cả các chỉ số của tôi đã trở lại bình thường. Các căn bịnh về cơ bản đã được đẩy lùi và tôi không dùng thuốc gì cả, từ đó tới nay.
4 căn bịnh đó là gì?
Thứ nhất là một loại viêm khớp gọi là gout. Thứ 2 là cao huyết áp, có rất nhiều người bị bịnh này vì một nửa người trưởng thành Mỹ bị cao huyết áp. Thứ 3 là tiểu đường nhóm 2, lượng đường trong máu tôi rất cao. Thứ 4 là rối loạn mỡ máu.
Nếu quý vị nghĩ về điều này, đau khớp và tiểu đường không liên quan tới nhau. Mỡ máu và đau khớp không liên quan tới nhau. Nhưng tôi khám phá ra rằng những bịnh này đều có cùng một cơ chế. Không may là không có loại thuốc nào để trị chúng, chỉ có thay đổi lối sống mới trị được.
May mắn thay, lối sống là thứ nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng ta lựa chọn mỗi ngày khi thức dậy, chúng ta sẽ ăn gì, chúng ta sẽ tập luyện ra sao, và chúng ta sẽ sống như thế nào. Khi biết rằng chúng ta có thể khôi phục sức khoẻ nhờ thay đổi lối sống, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Vậy tôi đã thay đổi những gì?
Tôi đã lật ngược lại tháp dinh dưỡng tiêu chuẩn của Mỹ. Tôi bắt đầu thực hiện nhịn ăn gián đoạn và thay đổi khá nhiều trong vấn đề dinh dưỡng, và hiện tại tôi thấy khoẻ hơn bao giờ hết. Tôi không xem đó là chế độ ăn nữa, mà xem nó là cách sống. Trong trạng thái ketosis, đầu óc tôi tỉnh táo hơn bao giờ hết. Tôi không muốn ăn tinh bột vào giữa ngày hay ăn vặt liên tục như trước.
Nhờ thay đổi lối sống mà tôi có thể đảo ngược các căn bịnh nguy hiểm trên và không dùng thuốc. Nhưng tôi không khuyến cáo mọi người hãy ngưng dùng thuốc mà không tham khảo bác sĩ, bởi vì điều đó có thể nguy hiểm.
Đã có những nghiên cứu mới về tiểu đường, trong đó cho thấy người ta có thể chữa khỏi tiểu đường nhóm 2 nhờ chế độ ăn, giúp họ không còn dùng insulin và thuốc nữa. Kết quả đã được công bố rồi.
Nhưng nếu quý vị tới bịnh viện và nói rằng “tôi có một cách chữa tiểu đường, giúp cho 90% bịnh nhân của quý vị không cần dùng thuốc nữa”. Nhưng mà tiểu đường đang là lý do số 1 để bịnh viện làm phẫu thuật cắt chi, nó tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho ngành phẫu thuật. Ngày này tiểu đường nhóm 2 là nguyên nhân số 1 gây ra suy thận, ghép thận và chạy thận nhân tạo. Đó là một ngành rất lớn.
Tiểu đường nhóm 2 còn gây ra mù mắt, là nguyên nhân chính gây ra bịnh tim mạch, đột quỵ, đau tim, các thứ này đang gây ra tỷ lệ tử vong cao nhất cho con người. Bệnh Alzheimer có liên quan rất lớn tới trao đổi glucose (đường), cũng chính là thứ trong bịnh tiểu đường, liên quan tới mức người ta có thể gọi Alzheimer là tiểu đường nhóm 3. Tiểu đường cũng gây ra ung thư rất cao. Các căn bịnh này đều có liên quan tới nhau, và khi trị được tiểu đường thì nền y tế sẽ thay đổi.
Vậy có phải hệ thống y tế đang muốn giữ cho bịnh nhân bị bịnh?
Không đơn giản như vậy. Ví dụ như tôi là một bác sĩ và có một bịnh nhân tiểu đường, tôi chỉ có thể dành 7 phút cho họ. Vì thế tôi sẽ cho họ dùng metformin và insulin, làm một vài xét nghiệm, thay vì thực hiện cả một chế độ ăn ít tinh bột và thay đổi hết chế độ ăn của họ. Ai cũng biết rằng tinh bột sẽ làm tăng bịnh tiểu đường, nhưng khi bác sĩ yêu cầu bịnh nhân hãy rời xa thức ăn nhanh và không ăn tinh bột, thì lại có vẻ thái quá.
Đôi khi bịnh nhân sẽ đáp lại rằng “tôi chỉ muốn uống thuốc hay tiêm thứ gì đó, chứ không muốn thay đổi dinh dưỡng, từ bỏ thức ăn nhanh và thay đổi cách sống”. Có rất nhiều yếu tố trong đó.
Bản thân thức ăn nhanh là có tính gây nghiện, trong đó chủ yếu là tinh bột. Thức ăn nhanh cũng chứa nhiều dầu ăn. Chúng sẽ làm tăng kháng insulin và tiểu đường nhóm 2. Tôi thú nhận tôi đang phải cai nghiện thức ăn nhanh và tôi biết điều đó khó thế nào.
Nếu bác sĩ nói với bịnh nhân tiểu đường rằng “hay dừng ăn tinh bột”, có thể họ sẽ đi tìm bác sĩ khác.
Cả 4 căn bịnh của tôi đều do cùng một cơ chế hỏng hóc trong hệ thống trao đổi chất, nó không chỉ gây ra kháng insulin, tiểu đường, mà còn liên quan tới bịnh tim mạch, ung thư, Alzheimer v.v.
Vì thế khi tăng cường sức khoẻ trao đổi chất, chúng ta không chỉ tránh được các bịnh trên, mà còn khoẻ mạnh hơn và kéo dài tuổi thọ. Thật đáng kinh ngạc khi tất cả chúng đều liên quan tới nhau.
Đảo ngược tháp dinh dưỡng
Một trong những tác nhân gây ra bịnh trong hệ thống trao đổi chất có nguồn gốc từ thập niên 60, khi hệ thống y tế Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo dinh dưỡng cho quốc gia. Về cơ bản là họ đã sai lầm khi cho rằng cholesterol và chất béo bão hoà gây ra đau tim.
Họ đã đưa ra một tháp dinh dưỡng về thực phẩm, trong đó khuyến cáo hãy ăn ít chất béo và nhiều tinh bột, về cơ bản nó cổ xuý cho thức ăn nhanh. Phần đáy của tháp là tinh bột và đường, và phần đỉnh của tháp là chất béo, nghĩa là nên ăn ít chất béo. Sau này tháp dinh dưỡng trở thành chính sách y tế công cộng và mọi trường học đều áp dụng cho trẻ em.
Họ cũng nói rằng không nên ăn trứng. Nhưng theo tôi thì trứng là một trong những thứ bổ dưỡng nhất mà chúng ta có thể ăn.
Những khuyến cáo dinh dưỡng trong thập niên 60 và 70 giờ đây đã được áp dụng toàn xã hội, và người ta đang tiêu thụ một lượng lớn thức ăn nhanh, đồng nghĩa với tiêu thụ một lượng lớn tinh bột, đường tinh luyện, dầu thực vật – tức là dầu công nghiệp.
Chúng có một cái tên vô hại là dầu thực vật nhưng chẳng có rau củ nào trong đó cả.
Mời xem chi tiết về dầu ăn công nghiệp tại video Thế lực ngầm: Lừa dối nhân loại qua từng bữa ăn
Ngày xưa chúng được dùng làm dầu bôi trơn máy móc trong thế chiến thứ nhất, tên là dầu Crisco. Chúng không tốt và làm gây ra kháng insulin, gây ra chứng viêm.
Giờ chúng ta bị bủa vây trong những thứ này. Không chỉ là những thứ chúng ta ăn vào đều có hại, mà chúng ta còn ăn liên tục. Khi tôi còn nhỏ, chúng tôi chỉ ăn 3 bữa một ngày. Giờ người ta ăn tới 6 bữa một ngày. Con của tôi ở trường cũng ăn thêm giữa giờ. Người ta đang ăn liên tục. Việc ăn sẽ gây ra chứng viêm, vốn là phản ứng bình thường của cơ thể khi các thứ protein ngoại lai, một thứ vật chất bên ngoài được đưa vào trong cơ thể. Ngay cả khi quý vị không thay đổi chế độ ăn, quý vị có thể cải thiện sức khoẻ chỉ bằng cách tránh ăn vặt liên tục.
Nói cách khác, hãy hạn chế giờ ăn lại. Hãy bỏ thức ăn vặt giữa giờ, có thể bỏ bữa sáng, có thể bỏ luôn bữa trưa. Tôi chỉ ăn một bữa mỗi ngày và tôi cảm thấy khoẻ hơn bao giờ hết. Tôi không bị mệt mỏi đầu óc vào giữa ngày và cơ thể tôi luôn trong trạng thái ketosis. Đối với tôi, đây là một cách sống rất lành mạnh và tôi rất yêu thích nó.
Trạng thái ketosis
Khi xem nhiều nghiên cứu, tôi hiểu ra rằng ketosis không chỉ giúp chữa tiểu đường, mà còn giúp chữa ung thư. Nó là một liệu pháp thay thế cho hoá trị. Đối với nhiều bịnh nhân Alzheimer, ketosis giúp hồi phục trí nhớ cho họ. Người ta có thể biện luận rằng, ketosis là một trạng thái tự nhiên của con người trong lịch sử 12 nghìn năm qua. Nó có tác dụng kỳ diệu đối với bịnh suy giảm thần kinh như Guillain-Barre, Parkinson, một số chứng động kinh.
Việc nhịn ăn, vốn tạo ra trạng thái ketosis, là một liệu pháp chữa động kinh được công nhận. Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn nhanh làm trẻ gia tăng bạo lực. Người ta càng ăn nhiều thức ăn nhanh thì càng có xu hướng dễ nổi nóng, dễ trầm cảm và lo âu.
Có nhiều số liệu thống kê cho thấy các tác dụng phụ của thuốc, và khi người ta dùng thuốc càng nhiều, thì xác suất xảy ra tác dụng phụ càng cao. Một số tác dụng phụ chỉ xuất hiện sau này. Xã hội của chúng ta đang tiêu thụ rất nhiều thuốc.
Nếu tôi đi khám bác sĩ, họ sẽ muốn nhận được một viên thuốc hơn là nghe thuyết giảng về việc phải tập thể dục và thay đổi chế độ ăn.
Tôi từng tin rằng lối sống không quan trọng, và chỉ có thuốc mới có hiệu quả. Tôi cũng từng tin rằng thuốc có thể trị dứt triệu chứng, đời thời kiểm soát bịnh và giúp chúng ta khoẻ mạnh hơn. Điều này không đúng trong rất nhiều trường hợp, nếu không nói là đa số trường hợp.
Ví dụ, bịnh nhân tiểu đường nhóm 2 thường được kê cho dùng insulin và metformin để kiểm soát việc tăng đường trong máu, nhưng chúng không kiểm soát các hậu quả dài hạn của bịnh. Vì thế quý vị sẽ bị càng ngày càng nặng, quý vị có thể phải cắt chi, bị suy thận, bị mù, bị đau tim, Alzheimer v.v.
Người ta không hiểu rằng trong nhiều trường hợp, thuốc không giải quyết được vấn đề, chúng chỉ chữa phần ngọn. Mấu chốt nằm ở lối sống, và lối sống là bí mật giúp chữa lành bịnh.
Và quý vị phải chịu trách nhiệm cho lối sống của mình, không ai làm thay quý vị cả, nhất là các tổ chức chính phủ, họ sẽ trốn tránh trách nhiệm bằng mọi giá. Trong xã hội ngày nay người ta có xu hướng luôn muốn tìm giải pháp ở bên ngoài bản thân mình.
Một trong những bác sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại, Ngài William Osler, từng đưa ra nhận xét quan trọng này về các trường y. Vào lễ tốt nghiệp của một nhóm sinh viên ngành y, khi đó đa số là nam giới, ông đã nói:
“Hỡi các quý ông, tôi phải thú nhận điều này. Một nửa những gì chúng tôi dạy quý vị là sai. Nhưng vấn đề là chúng tôi không biết nửa nào.”
Tôi từng viết một quyển sách “Những lời nói dối tôi dạy ở trường y”, trong đó kể lại câu chuyện của tôi và những kiến thức tôi đã dạy sai. Hy vọng nó có thể giúp người ta tránh khỏi sai lầm của tôi, thứ đã làm tôi suýt mất mạng. Thông điệp của quyển sách là: chúng ta cần chịu trách nhiệm cho sức khoẻ của mình. Thuốc tây không trị được gốc, và nếu quý vị muốn trị tận gốc thì cần thay đổi lối sống, thay đổi hệ thống trao đổi chất.

Tôi từng có một người bạn bị tiểu đường và tôi nghĩ rằng chỉ cần khuyên anh ta đừng bỏ đường vào cà phê là sẽ ổn. Anh ta là người thông minh. Tôi đã giải thích với anh về tác hại của đường. Anh ta hiểu. Nhưng lần sau gặp lại anh ta vẫn cho đường vào cà phê. Nó gây nghiện.
Đôi khi chỉ nói với bịnh nhân thì không đủ, cần cho họ tham gia vào một chương trình coaching (tư vấn và theo dõi dài hạn) có thành phần cai nghiện. Chúng tôi cho họ dùng Naltrexone, một loại thuốc chống nghiện, áp dụng cho người nghiện thức ăn nhanh, nghiện tinh bột.
Khi nghe tới trạng thái ketosis, người ta hay nói “làm sao anh có đủ sức mạnh ý chí để chỉ ăn 1 bữa mỗi ngày”. Câu trả lời là “ý chí tôi không mạnh, tôi là kẻ nghiện đồ ăn nhanh.” Nhưng một khi cơ thể đi vào trạng thái ketosis, cơn đói sẽ tan biến. Khi đó tôi không thấy đói, và mọi thứ trở nên dễ dàng.
Quý vị không nên ăn khoai tây chiên vì nó thuộc loại junk food và chứa đầy tinh bột. Nó sẽ làm tăng insulin và làm tăng cơn đói. Nhưng quý vị có thể ăn một quả trứng luộc hoặc một lát phô-mai, chúng không chứa tinh bột nên sẽ không làm tăng insulin và không làm tăng cơn đói.
Khi ăn thức ăn lành mạnh và tránh xa junk food, cơn đói sẽ tự nhiên suy giảm và ở trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên không phải cũng đều làm được, có những người cần tới phẫu thuật hoặc cần dùng thuốc cai nghiện như Ozempic, nhưng đa số có thể làm được nếu họ theo đuổi một chương trình đúng đắn.
Khi Uỷ Ban Dinh Dưỡng Quốc Gia cập nhật lại tháp dinh dưỡng theo định kỳ, họ vẫn tiếp tục nói rằng nên ăn nhiều ngũ cốc, hạt và tinh bột, nên ăn ít chất đạm và nên tránh chất béo bão hoà. Lý do là vì có những nhà sản xuất thực phẩm vốn thu lợi từ việc sản xuất junk food. Họ thu lợi khi Uỷ Ban đề xuất ăn nhiều tinh bột. Vấn đề là chẳng có ai vận động hành lang cho lối sống cả. Lối sống là miễn phí. Nếu tôi nhịn ăn, tôi lại có thể tiết kiệm tiền mua thực phẩm, và tôi lại có nhiều thời gian hơn.
Vì thế không ai vận động hành lang cho điều đó cả. Chúng tôi đang đối mặt với một số ông lớn tài chính đang kiểm soát hệ thống thực phẩm và thuốc, và thậm chí kiểm soát cả kiến thức của xã hội.
Ngày nay nếu quý vị đưa một điếu thuốc cho đứa trẻ 12 tuổi hút, người ta sẽ phát hoảng và không cho điều đó xảy ra. Nhưng nếu quý vị đưa cho đứa trẻ một tô chứa đầy ngũ cốc ăn liền, đổ thêm sữa sôcôla vào đó, sẽ chẳng ai nói gì. Thật ra thứ đồ ăn này rất có hại cho đứa trẻ, ngay cả khi nó chỉ mới 12 tuổi. Nó sẽ làm gia tăng bịnh tiểu đường trong tương lai.
Tôi từng nghĩ rằng nước cam là bổ dưỡng, đa số đều nghĩ vậy. Nhưng theo tôi nó không tốt cho lắm, nó chứa đầy đường và nó tương tự như một thanh kẹo đường.
Chúng ta cần thay đổi trong truyền thông để mọi người có thể nhận ra đâu là thực phẩm tốt, và hiểu rằng thay đổi lối sống sẽ mang lại hiệu quả mạnh mẽ.
—***—
Trong video “Thế lực ngầm: lừa dối nhân loại trong từng bữa ăn”, chúng tôi có nhắc tới chế độ ăn keto và nhịn ăn gián đoạn giúp tăng tốc giảm cân và đào thải độc tố. Giáo sư Robert Lufkin chính là một nhân chứng sống cho hiệu quả của 2 phương pháp này.
Nhịn ăn gián đoạn cũng được Liên minh Bác sĩ chống COVID (FLCCC) xếp vào phương pháp số 1 trong giải độc vắc-xin, thải độc nói chung và giúp cơ thể tự hồi phục.
Dưới đây là một số ghi chú ngắn gọn cho những quý vị nào muốn áp dụng:
Chế độ ăn keto
Mục đích của phương pháp keto là đưa cơ thể vào trạng thái ketosis, giống như bị bỏ đói, khi cơ thể tiêu thụ hết đường dự trữ và phải chuyển sang tiêu thụ một loại năng lượng khác gọi là keto body. Mỡ sẽ bị đốt cháy, kết quả là cơ thể sẽ giảm cân.
Chế độ ăn keto ban đầu được dùng để chữa động kinh ở trẻ em. Bởi vì các bác sĩ khám phá ra rằng khi cơ thể chuyển từ đường sang keto body, bộ não sẽ hoạt động ổn định hơn và giúp giảm động kinh.
Để đạt tới trạng thái ketosis, quý vị phải giảm lượng tinh bột (carbohydrate) xuống bằng 0, chỉ ăn đạm ở mức trung bình (ăn nhiều là cơ thể sẽ chuyển đạm thành đường), có thể tiêu thụ nhiều chất béo.
Chế độ keto đòi hỏi nhiều kỷ luật, thường chỉ kéo dài 3 tháng và chuyển sang chế độ ăn lành mạnh (nhiều rau, ít tinh bột).
Thường thì có thể pha một ly sinh tố để thay cho bữa sáng: xay quả bơ, một ít chất béo tốt (dầu ô liu, dầu dừa) + rau xanh đậm (như rau spinach, cải kale) + bột hạt đậu, có thể cho thêm trứng nếu muốn. Có thể ăn thêm một ít chất béo động vật (không quá nhiều).
Nhịn ăn gián đoạn:
Nếu Keto rất khắt khe về “ăn cái gì”, thì nhịn ăn gián đoạn lại khắt khe về “ăn khi nào”.
Trong phương pháp này, quý vị chỉ ăn trong khung thời gian 5 giờ trong một ngày (với người trẻ thì có thể là 6 giờ, nhiều hơn thì không được). 5 giờ đó tuỳ quý vị chọn nhưng cần dừng ăn trước 8 giờ tối.
Thời gian còn lại trong ngày là nhịn ăn, có thể uống nước / trà / cà phê. Đây là phương pháp giúp cải thiện nhanh về trao đổi chất.
Khi tới khung giờ ăn, quý vị cũng không được buông thả, mà hãy ăn thức ăn lành mạnh. Bởi vì khi đó cơ thể đang chờ đợi thức ăn, hãy cho cơ thể những thứ thật tốt: rau củ tươi, đầy đủ chất béo, đạm, tinh bột, vi chất dinh dưỡng v.v.
Có thể dừng áp dụng khi đi du lịch, khi có việc không thuận tiện… và tiếp tục quay lại nhịn ăn gián đoạn khi trở về.
So sánh 2 phương pháp
Keto giảm cân nhanh hơn, nhưng phải cẩn thận hơn, cần sự giám sát để cơ thể đạt được trạng thái ketosis.
7-10 ngày đầu là khó nhất, phải kiên trì, sau đó sẽ thành thói quen và không còn cảm giác thèm ăn tinh bột.
—***—
Ngoài ra còn có những phương pháp thải độc, đặc biệt là thải độc vắc-xin khác mà We Are 1 đã đăng tải. Quý vị có thể nhớ:
Nếu có điều gì chưa rõ quý vị đừng ngại gửi thư cho chúng tôi đến care@weare1media.com, thiện nguyện viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ quý vị. Tất cả các việc chúng tôi làm đều là thiện nguyện, nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng người Việt. We Are 1 không cần sự đóng góp về tài chính từ qúy độc giả, nhưng chúng tôi cần quý vị giúp một tay loan tải link bài viết đến nhiều người Việt hơn để giúp được nhiều người trong xã hội. Đa tạ!
💁 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Quan điểm đưa ra trong video, bài viết của We Are 1 không có ý định xúc phạm bất kỳ tôn giáo, nhóm thiểu số, tổ chức, công ty, cá nhân hay bất kỳ ai.