top of page
home cover.JPG

Vì sao ông Trump bỗng ca ngợi đồng Bitcoin?

Lưu ý rằng: Tiền ảo và Trump là những chuyện đang gây tranh cãi, vì thế cho dù quý vị ủng hộ cho đảng phái nào thì cũng cần đọc bài này vì nó là tin tức ảnh hưởng đến tài sản của quý vị trong thời gian tới. We Are 1 luôn giữ vai trò người đưa tin, chúng tôi không đứng về đảng phái nào để quý vị có được những tin tức chân thật nhất và đưa ra những quyết định cho chính mình. Chính trường là một sân chơi mà người dân thường không thể biết hết được những chủ đích của chính trị gia, mong quý vị xem cẩn thận. Đa tạ!


Trong một bài phát biểu vào tháng 7 tại hội nghị Bitcoin 2024 ở Nashville, cựu Tổng thống Donald Trump đã vẽ ra một bức tranh đầy tham vọng về tương lai của hệ thống tài chính Mỹ:

  • Ông tuyên bố sẽ biến Mỹ thành "thủ phủ tiền ảo" và "cường quốc Bitcoin" của thế giới

  • Trump hứa sẽ chấm dứt "cuộc chiến chống tiền ảo" của chính quyền hiện tại

  • Ông đề nghị thành lập một quỹ dự trữ liên bang chính thức dành cho tiền ảo

  • Ông hứa sẽ giữ lại toàn bộ số Bitcoin mà chính phủ Mỹ đang nắm giữ, thay vì bán đi

  • Trump tuyên bố sẽ thành lập một "hội đồng cố vấn về Bitcoin và tiền điện tử"

  • Ông tiết lộ chiến dịch tranh cử của mình đã huy động được 25 triệu USD từ các quỹ liên quan đến tiền ảo

  • Trump nhấn mạnh mong muốn Bitcoin được khai thác, đúc và sản xuất tại Mỹ

Điều đáng chú ý là ông không còn chỉ trích Bitcoin như trước đây, mà ngược lại, sẽ nắm chặt lấy nó như một công cụ để duy trì sự thống trị của đồng đôla Mỹ trên toàn cầu.

Nhưng câu chuyện này phức tạp hơn nhiều so với vẻ bề ngoài, nhất là vì nó có liên quan tới Bitcoin. We Are 1 đã từng đăng một bài phân tích dài mang tên “tiền ảo và ấu dâm” nói về lịch sử của Bitcoin, mạng lưới ấu dâm thao túng các ông lớn phố Wall, cũng như mục đích khi thế lực ngầm tạo ra Bitcoin. 

Giờ đây khi ông Trump tuyên bố sẽ ủng hộ tích cực cho tiền ảo, có rất nhiều điều đáng lo ngại. Hãy cùng tìm hiểu về kế hoạch này và những hậu quả đằng sau nó.


💁TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:

 

WE ARE 1 media là chủ sở hữu bản quyền của các bài viết, video đăng trên kênh truyền thông này, trừ khi có ghi chú khác trong phần mô tả của video, bài viết

Quý vị có thể xem miễn phí tất cả các nội dung trên website này và chia sẻ link gốc từ website cho bạn bè, người thân. 

 

🙅Cấm quay, chụp màn hình và đăng lại ở nơi khác tất cả các bài viết, video thuộc bản quyền của WE ARE 1 media

 

Tôn trọng sản phẩm truyền thông mới có thể giúp xã hội bài xích thói quen ăn cắp nội dung và việc loan truyền tin tức sai, trục lợi của một số người Việt.

 

🙋Hãy follow chúng tôi WE ARE 1 media nếu quý vị ủng hộ cho sự thật và chính nghĩa. Hãy ghi danh ở cuối trang hoặc gửi email đến care@weare1media.com chúng tôi sẽ gửi bản tin tới email của quý vị. Đa tạ.


Ông Trump đang muốn làm gì?

Đồng đôla Mỹ đang rơi vào trạng thái “cận tử” (nhấn vào link này để xem chi tiết). Hệ thống "petro-dollar" (buộc các nước phải dùng đôla để mua dầu) đã kết thúc, và nhiều quốc gia đang tìm kiếm các giải pháp thay thế cho đồng đôla. Đồng thời, nợ công của Mỹ đã lên đến con số khổng lồ 35 nghìn tỷ đôla, tạo áp lực nặng nề lên nền kinh tế.

Trong bối cảnh đó, ông Trump đưa ra một giải pháp ba phần:

1. Sử dụng Bitcoin như một "cái neo" cho đồng đôla

Trump tin rằng Bitcoin không phải là mối đe dọa cho đôla, mà ngược lại, có thể trở thành đồng minh của đôla. Ý tưởng là biến Bitcoin thành một tài sản dự trữ, giống như vàng ngày xưa. Điều này sẽ giúp Mỹ "xả" được áp lực lạm phát (do in tiền liên tục) vào Bitcoin, thay vì để lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế.

Tại buổi hội nghị Bitcoin, ông nói: “Nước Mỹ sẽ giàu có hơn, thế giới sẽ tốt đẹp hơn, và sẽ có hàng tỉ người tham gia vào nền kinh tế tiền ảo và lưu trữ tài sản trong Bitcoin.”

2. Khuyến khích stablecoin


Đây là phần quan trọng nhất trong kế hoạch. 

Ông Trump đã hứa sẽ “tạo ra một khung pháp lý giúp các đồng stablecoin phát triển một cách an toàn và có trách nhiệm [...] cho phép đồng đôla Mỹ mở rộng sự thống trị tới những biên giới mới trên toàn cầu.”

Stablecoin là một loại tiền ảo được thiết kế để duy trì giá trị ổn định, khác với các đồng tiền điện tử khác như Bitcoin hay Ethereum vốn được thả tự do và có thể dao động giá rất lớn. Stablecoin được neo giá trị vào một tài sản ổn định như tiền pháp định (thường là USD), vàng, hoặc được điều chỉnh bằng thuật toán để giữ giá trị không biến động.

Ông Trump muốn tạo điều kiện cho các công ty tư nhân phát hành stablecoin, như Tether, USD Coin (USDC),. Điều thú vị là các công ty này phải mua trái phiếu chính phủ Mỹ để "bảo đảm" cho stablecoin của họ. Nghĩa là, họ đang gián tiếp cung cấp tiền cho chính phủ Mỹ để chống đỡ các khoản nợ công khổng lồ.

3. Biến Mỹ thành trung tâm khai thác Bitcoin

Ông Trump tuyên bố sẽ biến Mỹ thành "cường quốc khai thác Bitcoin". Điều này sẽ giúp Mỹ tập hợp được nhiều Bitcoin hơn, tăng cường vị thế của mình trong hệ thống tài chính mới.

Tuy nhiên, có những lo ngại đáng kể về kế hoạch này:

Thứ nhất, về vấn đề chính phủ lạm dụng quyền lực. Mặc dù Trump phản đối CBDC (tiền điện tử do ngân hàng trung ương phát hành), nhưng stablecoin do tư nhân phát hành cũng có thể bị kiểm soát và theo dõi chặt chẽ không kém. Ví dụ, Tether đã nhiều lần đóng băng tài khoản tiền ảo của người dùng theo yêu cầu của các cơ quan pháp luật Mỹ. 

Thứ hai, không trị được bịnh tận gốc. Chính phủ Mỹ hiện nay giống như một con nợ đã mất khả năng trả nợ. Vấn đề cốt lõi là chính phủ Mỹ không thể cứ tiêu xài hoang phí và in tiền vô tội vạ mãi mãi, cần phải dừng bộ máy đó lại. Việc sử dụng Bitcoin và stablecoin có thể giúp chính phủ Mỹ tiếp tục cơn nghiện in tiền và tích lũy nợ, chứ không thể giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế.

Thứ ba, khó đảm bảo tính minh bạch. Trong nhiệm kỳ trước của Trump, chính quyền của ông đã cho phép BlackRock - công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới - thiết kế và thực hiện kế hoạch "Going Direct" (tạm dịch: chuyển giao tiền trực tiếp) trong đại dịch COVID-19. Kế hoạch này đã dẫn đến một trong những cuộc chuyển giao tài sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ, gây thiệt hại cho người dân bình thường và làm lợi cho các tỷ phú. Chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn ở phần dưới.

Nói cách khác, thay vì để Bitcoin trở thành một hệ thống tài chính độc lập và phi tập trung như ban đầu, kế hoạch của Trump có thể biến nó thành công cụ để duy trì sự thống trị của đồng đôla và phố Wall. Điều này được gọi là hệ thống "Bitcoin-Dollar", tương tự như hệ thống "Petro-dollar" trước đây. 

Để hiểu rõ hơn về con đường mà tổng thống Trump đang hướng tới, dưới đây là một số tin đáng chú ý về Tether mà ít ai biết tới.

Tether - “Sợi dây trói cừu”


Tether (USDT) hiện đang là đồng stablecoin lớn nhất thế giới. Nó đã ngày càng trở thành công cụ đắc lực của chính phủ Mỹ. Cụ thể:

  • Chỉ trong tháng 10/2023, Tether đã đóng băng 32 ví tiền điện tử bị cáo buộc liên quan đến khủng bố ở Ukraine và Israel.

  • Tháng 11/2023, công ty này đóng băng 225 triệu USD sau khi Bộ Tư pháp Mỹ điều tra và cho rằng các ví này liên quan đến đường dây buôn người.

  • Trong tháng 12/2023, hơn 40 ví nằm trong danh sách trừng phạt của Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) đã bị Tether phong tỏa.

Paolo Ardoino, CEO của Tether, đã thẳng thắn thừa nhận rằng công ty đã đóng băng khoảng 435 triệu USD theo yêu cầu của Bộ Tư pháp Mỹ, FBI và Cơ quan Mật vụ. Lý do họ đưa ra là Tether muốn trở thành "đối tác hạng nhất" của Mỹ để "mở rộng quyền bá chủ của đồng đôla trên toàn cầu."

Điều này giải thích vì sao có 3 tỷ phú trong giới tiền ảo lần lượt qua đời đột ngột (có lẽ đã bị sát hại) vào tháng 10 và 11 năm 2022. Đó là để bảo vệ vị thế thống trị của Tether đối với stablecoin, để nó trở thành đối tác sáng giá duy nhất trong mắt của chính phủ Mỹ. We Are 1 đã phân tích điều này trong bài viết “tiền ảo và ấu dâm”.

Đặc biệt, vào tháng 5/2023, Tether đã tích hợp Chainalysis - một công ty được hậu thuẫn mạnh mẽ bởi In-Q-Tel (quỹ đầu tư của CIA). Sau đó, họ còn tuyển dụng trưởng kinh tế của Chainalysis làm giám đốc kinh tế của Tether. Điều này cũng không lạ bởi vì Tether từ đầu đã là một công cụ của thế lực ngầm.

Trong khi đa số người dân Mỹ đã thức tỉnh và phản đối CBDC mạnh mẽ, thì ít ai đủ tỉnh táo để nhận ra rằng các đồng stablecoin cũng có thể trở thành công cụ tương đương với CBDC, chỉ khác là nó do tư nhân cung cấp. 

Kế hoạch "Going Direct" của BlackRock

BlackRock là một công cụ của thế lực ngầm. Với quyền lực tài chính hùng mạnh, BlackRock đã thúc đẩy chính sách ESG tới nhiều doanh nghiệp và quốc gia, gây ra nạn đói ở Sri Lanka. Câu chuyện này đã được trình bày rất rõ trong bộ phim Cuộc đại thức tỉnh (click vào link để xem film).

Tuy nhiên, Donald Trump và Larry Fink (CEO của BlackRock) có mối quan hệ thân thiết: Larry Fink từng quản lý tiền cho ông Trump nhiều năm trước khi ông Trump lên làm tổng thống.

Trong một cuộc họp với các CEO nổi tiếng tại Nhà Trắng năm 2017, ông Trump đừng nhận xét như sau: “Larry đã làm việc rất tốt cho tôi. Anh ta đã quản lý rất nhiều tiền cho tôi. Và tôi phải nói rằng, anh ta đã mang về khoản lãi rất tuyệt.”

Ảnh: Ông Trump nói chuyện với CEO của Walmart và Larry Fink ở Nhà Trắng vào năm 2017

Ông Trump cũng từng gọi Fink là "vũ khí cố vấn bí mật" của mình trong thời kỳ COVID.

Và có lẽ BlackRock đã lợi dụng mối quan hệ với ông Trump để diễn một màn lừa đảo quy mô quốc gia. Theo bài viết của John Titus cho Solari Report, câu chuyện này bắt đầu từ tháng 8/2019, trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát:

Trước đại dịch COVID-19, BlackRock đã đưa ra một kế hoạch với cái tên "Going Direct" cho chính phủ Mỹ. "Going direct" tức là tìm cách đưa tiền của ngân hàng trung ương trực tiếp vào tay người dân và doanh nghiệp khi suy thoái xảy ra. Nó giống như một kịch bản được viết sẵn cho một vở kịch, chờ đúng thời điểm để diễn. Và chỉ 1 tháng sau khi BlackRock đưa ra "kịch bản", thị trường đã biến động đúng như họ đã dự báo.

Kế hoạch này như sau:

Bước 1: Tạo ra "cơn khát" tiền

· Khi COVID bùng phát, chính phủ áp đặt các lệnh phong tỏa

· Người dân và doanh nghiệp không thể làm việc, kinh doanh

· Mọi người cần tiền gấp để tồn tại

· Giá tài sản (nhà cửa, cổ phiếu, trái phiếu...) bắt đầu giảm mạnh vì nhiều người phải bán tháo để có tiền mặt

Bước 2: "In tiền" với quy mô chưa từng có

· Fed (Ngân hàng Trung ương Mỹ) bắt đầu tạo ra hàng nghìn tỷ đôla mới

· Họ nói rằng đây là để "cứu nền kinh tế" trong đại dịch

· Nhưng thay vì đưa tiền trực tiếp cho người dân, họ giao tiền cho BlackRock quản lý. BlackRock được chọn làm người quản lý cả Cơ sở Tín dụng Doanh nghiệp Sơ cấp và Thứ cấp.

Bước 3: Mua tài sản giá rẻ

· BlackRock dùng số tiền này để mua các tài sản đang giảm giá

· Họ còn được phép dùng tiền của chính phủ để mua các quỹ giao dịch niêm yết (ETF) do chính họ tạo ra. (các quỹ này giao dịch tiền ảo như Ethereum và Bitcoin, cho phép nhà đầu tư tham gia vào biến động giá của Bitcoin mà không cần trực tiếp mua và lưu trữ tiền điện tử) 

· Tưởng tượng như họ vừa là người bán, vừa là người mua, vừa là người quản lý tiền của chính phủ. Vì lợi ích cá nhân, họ sẽ dùng tiền của chính phủ để làm lợi nhất cho bản thân.


Bước 4: Chờ giá tăng lại

· Khi đại dịch qua đi, các lệnh phong tỏa được dỡ bỏ

· Nền kinh tế dần phục hồi

· Giá các tài sản tăng trở lại

· BlackRock và các đồng minh của họ thu lợi nhuận khổng lồ từ những tài sản đã mua giá rẻ

Hậu quả:

· Người giàu (có điều kiện mua tài sản lúc giá rẻ) càng giàu hơn

· Người nghèo (phải bán tài sản để tồn tại qua đại dịch) càng nghèo đi

· Khoảng cách giàu nghèo nới rộng chưa từng thấy

· Tiền của người dân (thông qua thuế) bị dùng để làm giàu cho một nhóm nhỏ

BlackRock được giao nhiệm vụ giúp đỡ người dân bình thường khỏi tác động kinh tế của đại dịch, nhưng họ vẫn hoạt động như một công ty tư nhân với mục tiêu lợi nhuận đặt lên hàng đầu.

Khi được Quốc hội chất vấn về việc này, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Chủ tịch Fed Jerome Powell (cả hai đều do Trump bổ nhiệm) chỉ có thể xác nhận rằng BlackRock đã không hoạt động vì lợi ích của người dân, mà là vì lợi ích của Fed New York - một ngân hàng tư nhân dù mang tên Fed.

Điều đáng nói là kế hoạch này được dựng lên từ trước khi có COVID-19, được thực hiện dưới danh nghĩa "cứu nền kinh tế" trong đại dịch.

Câu chuyện này là một phi vụ chuyển giao tài sản lớn nhất lịch sử, được thực hiện ngay trước mắt công chúng nhưng rất ít người nhận ra. Và bây giờ với kế hoạch mới về Bitcoin và stablecoin, nhiều người lo ngại lịch sử có thể lặp lại, chỉ là với một hình thức khác.

Kết luận


Khi ông Trump ca ngợi Bitcoin trong cuộc hội nghị vào tháng 7 ở Nashville, khán giả đều cuồng nhiệt vỗ tay. Có lẽ đa số giới chính nghĩa Mỹ cũng không quá phản đối kế hoạch này bởi vì Bitcoin vẫn luôn được ca ngợi là “đồng tiền của tự do”. Nhưng Bitcoin chính là một công cụ do thế lực ngầm dựng lên. Bản thân nó không mang giá trị nội tại như vàng. Ngay từ đầu, nếu các ông lớn phố Wall không bị thao túng bởi cái bẫy ấu dâm và bị buộc phải đầu tư vào Bitcoin, thì có lẽ Bitcoin đã không thể trở nên quá nổi tiếng. 

Quý vị có thể hiểu thêm về bản chất của các đồng tiền qua bài viết “Vì sao nói rằng lạm phát là lừa đảo?” (click vào link để xem).

Ngày nay, đa số người dùng Bitcoin đều đăng ký các tài khoản uỷ thác (các ví điện tử) mang tính định danh, vì thế Bitcoin gần như đã không còn là đồng tiền bảo mật. Ví dụ như ở El Salvador, Bitcoin được giao dịch phổ biến như một đồng tiền quốc gia, nhưng đa số người dân dùng ví điện tử của chính phủ và vì vậy chính phủ có thể đóng băng tài khoản Bitcoin của những người mà họ không thích. Như vậy, Bitcoin có thể thay thế cho CBDC nếu chính phủ có thể theo dõi các giao dịch và đóng băng tài khoản.

Kế hoạch Bitcoin ông Trump đang theo đuổi là rất nguy hiểm. Điều này có thể dẫn đến một cuộc cách mạng tài chính - nhưng có lẽ không phải là cuộc cách mạng mà người ủng hộ Bitcoin mong đợi. Thay vì phá vỡ hệ thống tài chính hiện tại, Bitcoin có thể trở thành một phần của hệ thống tài chính sẵn có, giúp củng cố quyền lực của các định chế tài chính truyền thống và mở rộng ảnh hưởng của đồng đôla ra toàn cầu.

-----------✿✿------------

 Trước thời cuộc khi phần lớn các kênh truyền thông lớn đều bị thao túng và không còn đưa tin tức sự thật, mang đến nguy hiểm rất lớn cho tính mạng và tương lai của người dân, WE ARE 1 media ra đời để mang đến sự thật và lợi ích cho cộng đồng người Việt từ những nguồn tin tức chính xác.

 

 ► WE ARE 1 media mang đến cho giới trí thức Việt những câu chuyện, video phẩm chất cao, với góc nhìn hiếm có để giúp Quý vị có thể ra các quyết định đúng đắn trong thời cuộc và mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng Việt.

 ► WE ARE 1 media gồm những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông và báo chí, đưa tin qua bản tin Email.

 

 ƯU ĐIỂM:

- Video phẩm chất cao, phù hợp với tầng lớp trí thức

- Các câu chuyện mang tính giáo dục gắn với thời cuộc

- Nội dung trường tồn với thời gian

- Hình ảnh lấy từ cuộc sống đời thường, giá trị thẩm mỹ cao

 

✿ FAIR USE: Áp dụng Điều 107- Luật Bản Quyền Mỹ

 Quan điểm đưa ra trong video, bài viết của We Are 1 không có ý định xúc phạm bất kỳ tôn giáo, nhóm thiểu số, tổ chức, công ty, cá nhân hay bất kỳ ai.

243 views

Recent Posts

See All
bottom of page