top of page
home cover.JPG

Mafia thương mại điện tử

Thời gian vừa qua We Are 1 có một khảo sát nhỏ trên Facebook, hỏi về thói quen mua sắm trên các sàn thương mại điện tử của người Việt (cả trong nước và hải ngoại). Một cái tên mới xuất hiện trong một số giao dịch của người Việt đó là Temu - một sàn thương mại điện tử của Trung quốc đại lục. Đây là cái tên đã làm mưa làm gió ở Mỹ trước khi đi vào Việt Nam. Thương hiệu này nổi tiếng vì giá rẻ và đánh trúng tâm lý người mua hàng trong thời buổi lạm phát ngày nay. Hôm nay We Are 1 sẽ gởi đến những điều thú vị xoay quanh cái tên Temu để cộng đồng người Việt có thể nhìn rõ được bức tranh toàn cảnh trước khi trở thành nạn nhân của hàng hoá giá rẻ. Mời quý vị nhâm nhi bài viết này.

💁TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:

 

WE ARE 1 media là chủ sở hữu bản quyền của các bài viết, video đăng trên kênh truyền thông này, trừ khi có ghi chú khác trong phần mô tả của video, bài viết

Quý vị có thể xem miễn phí tất cả các nội dung trên website này và chia sẻ link gốc từ website cho bạn bè, người thân. 

 

🙅Cấm quay, chụp màn hình và đăng lại ở nơi khác tất cả các bài viết, video thuộc bản quyền của WE ARE 1 media

 

Tôn trọng sản phẩm truyền thông mới có thể giúp xã hội bài xích thói quen ăn cắp nội dung và việc loan truyền tin tức sai, trục lợi của một số người Việt.

 

🙋Hãy follow chúng tôi WE ARE 1 media nếu quý vị ủng hộ cho sự thật và chính nghĩa. Hãy ghi danh ở cuối trang hoặc gửi email đến care@weare1media.com chúng tôi sẽ gửi bản tin tới email của quý vị. Đa tạ.


Mỗi khi Temu xuất hiện...

Họ luôn rất biết cách thu hút khán giả bằng quảng cáo truyền thống và mạng xã hội. Ví dụ, chỉ sau một thời gian ngắn đến Mỹ, vào năm 2023, Temu đã bỏ ra 14 triệu đôla để quảng cáo trong sự kiện thể thao Superbowl nổi tiếng nhất xứ cờ hoa.



Bên cạnh đó, Temu cũng ồ ạt gửi email cho những người nổi tiếng trên mạng xã hội, chi tiền hoặc tặng quà để nhờ họ đăng quảng cáo, giới thiệu về chương trình khuyến mãi của Temu. Họ không chỉ gửi mail một lần, mà gửi mỗi ngày cho những người nổi tiếng để yêu cầu hợp tác.

Nếu như quý vị lỡ xem qua một video quảng cáo cho Temu, thì Youtube hay Facebook sẽ tiếp tục gửi thêm cho quý vị nhiều quảng cáo nữa về Temu - tất nhiên đây cũng là do hãng này đã chi tiền mua.

Khi vào đến Việt Nam thì chương trình marketing liên kết (affiliate) của Temu ở Việt Nam rất hấp dẫn:

  • Chỉ cần tạo tài khoản mới, quý vị sẽ được tặng 50.000 đồng VN

  • Khi mời bạn bè tạo tài khoản, quý vị sẽ được tặng 150.000 đồng VN cho mỗi tài khoản mới được tạo (tạm gọi là tài khoản cấp 2)

  • Khi ai đó mua hàng từ link do quý vị giới thiệu, quý vị được hưởng hoa hồng tới 30%

  • Khi ai đó mua hàng từ link do tài khoản cấp 2 giới thiệu, quý vị được hưởng hoa hồng tới 20%

(đây là thông tin chúng tôi lấy từ báo chí trong nước, trong thực tế họ chi bao nhiêu hoa hồng thì chúng tôi chưa xác nhận)

Ở đây có thể thấy Temu thực hiện chiến dịch quảng bá rất rầm rộ, từ truyền thông đại chúng, tới mạng xã hội online, cho tới cả tuyển cộng tác viên bán lẻ affiliate mang đầy mùi kinh doanh đa cấp. Có thể nói là “bao sân” hết và người ta khó có thể cưỡng lại khi hàng hoá quá rẻ mà lại còn được miễn phí tiền vận chuyển. Vì thế Temu đã trở thành ứng dụng được tải về nhiều nhất trên iOS và Android cả ở Mỹ, Canada, Anh, Úc và New Zealand vào năm 2023.

Quý vị có tự hỏi nếu Temu chia hoa hồng nhiều như vậy thì phần lời còn lại bao nhiêu? Đằng sau trang thương mại điện tử này hẳn là một thế lực tài chính rất hùng hậu phải không? Mời quý vị bước qua bức màn phía sau “sân khấu”.

Thân thế của Temu

Temu là công ty con của PDD Holdings, về cơ bản nó là công ty Trung Quốc nhưng trên giấy tờ thì đăng ký ở quốc gia khác để làm giảm mối liên hệ với Trung Quốc trong mắt người phương Tây.

PDD còn sở hữu một công ty khác rất nổi tiếng là Pinduoduo, cũng là sàn thương mại điện tử như Temu nhưng chuyên phục vụ cho thị trường đại lục. Vì thế Temu được thừa hưởng hệ thống các nhà cung cấp, hệ thống vận tải đã có sẵn của Pinduoduo. Đa số các nhà kho của họ là ở Quảng Châu, Trung Quốc.

Temu nói rằng họ hoạt động theo mô hình “nhà sản xuất thẳng tới người tiêu dùng”, còn họ chỉ là bên trung gian. Đó là cách nói để né tránh đa số trách nhiệm về phẩm chất hàng hoá, cũng như các vấn đề khác như ăn cắp tài sản trí tuệ (mẫu thiết kế của người khác) v.v.

Temu nói rằng “tương tác giữa quý vị với người bán hàng là quan hệ giữa quý vị và người bán mà thôi” và Temu có thể (nhưng không nhất thiết) phải can thiệp nếu có vấn đề xảy ra.

Chiến lược cạnh tranh của Temu là đẩy giá thành sản phẩm xuống mức thấp nhất. Và khi hy sinh tất cả để làm như vậy, thì sẽ có khá nhiều người phải hy sinh lợi ích...

1/ Người bán hàng và nhân viên công ty

Temu nói rằng hàng hoá họ bán được gửi thẳng từ nơi sản xuất cho người mua, nhưng thực tế thì không hẳn như vậy. Theo tờ Wired, một số người bán nói rằng họ phải trả phí để gửi hàng tới kho cho Temu, và Temu có thể quyết định từ chối nhận hàng nếu thấy không đạt tiêu chuẩn hoặc có sai sót (dù nhỏ nhặt) trong các hàng hoá đó.

Temu cũng có một số cách kiểm soát giá nhất định. Một người bán nói với tờ Wired rằng Temu thường yêu cầu người bán giảm giá. Nếu người bán đồng ý, giá sẽ được giảm, nhưng giảm bao nhiêu là do Temu quyết định. Nghĩa là đôi khi sẽ phải bán lỗ. Một người bán khác nói rằng họ đã thôi hợp tác với Temu vì lý do này. Cô nói rằng nếu không đồng ý với việc giảm giá, Temu sẽ có thể gỡ bỏ sản phẩm ra hỏi trang của họ. Nhưng nếu tiếp tục hợp tác với Temu, cô sẽ phải làm việc mà không có lợi nhuận.

Điều này không lạ nếu chúng ta biết về thói quen đãi ngộ nhân viên của Pinduoduo (công ty chị em với Temu). Công ty này đã bị điều tra năm 2021 sau khi một nhân viên 22 tuổi chết đột ngột khi đang đi bộ về nhà vào lúc 1h30 sáng. Chưa đầy 2 tuần sau, một nhân viên khác đã tự tử sau khi nộp đơn xin nghỉ phép.

Một vài ngày sau đó, một nhân viên khác tên là Wang Taixu lại bị sa thải sau khi đăng ảnh một đồng nghiệp đang được đưa lên xe cứu thương vì ngất xỉu do làm việc quá sức. Wang cho biết một số người phải làm tới 380 giờ mỗi tháng. Con số này là rất lớn. Để so sánh, nếu quý vị làm 8 tiếng/ngày và 5 ngày/tuần thì số giờ làm việc mỗi tháng là khoảng 160 giờ.

Tất cả những điều này có ảnh hưởng tới danh tiếng của Temu hay không? Câu trả lời là có, và rất rõ ràng.

2/ Khách hàng phàn nàn

Trên trang đánh giá Trust Pilot, điểm trung bình của Temu chỉ là 2,6 (trên thang 5 điểm).


Trên trang đánh giá thương mại Better Business Bureau của Mỹ, Temu cũng chỉ được 2,4 (trên thang 5 điểm). Tổ chức này xếp Temu vào hạng C trên thang đo từ A tới F. Chỉ trong 2 năm hoạt động ở Mỹ, Temu đã nhận được tới 3000 lời phàn nàn của người dân gửi cho Better Business Bureau. Đây là một hiện tượng khá bất thường khi một công ty mới nhận được nhiều lời phàn nàn như vậy chỉ trong một thời gian ngắn.


Đa số khách hàng phàn nàn về hàng hoá chậm hoặc không giao, trả lời khách hàng một cách thô lỗ hoặc không trả lời, phải chờ quá lâu để hoàn tiền, giao sai hàng, phẩm chất kém, hàng hư hỏng v.v.

Ở đây không phải là nói xấu về hàng hoá Trung Quốc, nếu quý vị từng mua hàng ở Amazon hay nhiều nơi khác, họ bán rất nhiều hàng Trung Quốc và có nhiều thứ phẩm chất rất tốt.

Ăn cắp chất xám

Cộng sản thường có chiêu trò “làm không được thì ăn cắp”. Vì thế nhiều thương hiệu thời trang nhanh (fast fashion - thời trang thay đổi kiểu dáng liên tục) của Trung Quốc đã bị phát hiện trộm các mẫu thiết kế từ người khác, điều này xảy ra khá phổ biến.

Trong điều khoản sử dụng, Temu nói rằng “những người bán hàng độc lập sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề sở hữu trí tuệ khi đăng tin sản phẩm”. Nhưng nếu ai đó muốn khiếu nại về việc bị lấy cắp chất xám trên Temu, họ sẽ phải trải qua một quá trình rất khó khăn:

Gửi cho Temu các bằng chứng chứng minh họ đã bị lấy cắp thiết kế

Nếu Temu phát hiện người kiện ghi thông tin sai, họ có thể kiện ngược lại và bắt quý vị phải bồi thường

Nếu cửa hàng đồng ý với khiếu nại, Temu sẽ gỡ món hàng và thông báo cho người kiện.

Nếu cửa hàng phản bác lại, Temu sẽ vẫn giữ món hàng cho tới khi người kiện đưa người bán ra toà và thắng kiện.

Tóm lại, việc đòi công bằng ở Temu là rất khó khăn cho người sở hữu tài sản trí tuệ.

Liệu quý vị có ủng hộ cho hành vi ăn cắp mẫu thiết kế cao cấp của người khác để sản xuất quần áo giá rẻ hay không?

Lũng đoạn thị trường

Chiến lược của Temu mỗi khi xuất hiện là quảng cáo rầm rộ để nhanh chóng chiếm thị phần và đẩy các đối thủ cạnh tranh ra rìa. Họ sẵn sàng bỏ qua lợi nhuận trong một thời gian để chiều lòng khách hàng, làm cho khách hàng thay đổi thói quen mua sắm.

Theo phân tích của tờ Wired, Temu bị lỗ trung bình 30 đôla trên mỗi đơn hàng ở Mỹ. Nghĩa là họ thua lỗ hàng trăm triệu đôla khi bán quần áo, giày dép, đồ trang trí... cho khách hàng Mỹ với giá rẻ như bèo. Và lý do họ có thể làm như vậy là vì công ty mẹ PDD Holdings có lãi ròng tới 4,6 tỷ USD trong năm 2022. Họ có thể chịu được sự thua lỗ đó, ít nhất là trong ngắn hạn. Ngoài ra, họ còn được trợ giá từ Trung cộng để phục vụ cho một số mưu đồ khác. Vậy mưu đồ đó là gì? Mời đọc tiếp.

Theo dõi người dùng

Nếu đã xem bộ phim Cuộc đại thức tỉnh và các video khác của We Are 1, hẳn quý vị sẽ thấy rằng Trung cộng đang ra sức phá hoại văn hoá phương Tây từ bên trong, và trong cuộc chiến thầm lặng đó, Trung cộng luôn cố gắng thu thập dữ liệu cá nhân của người dân.

Nếu quý vị nghĩ rằng quý vị không liên quan hay chống đối gì Trung cộng cả, nên không cần phải lo lắng. Đó có lẽ là cách nghĩ của nhiều người Hồng Kông một thập kỷ trước.

Trong vụ kiện gần đây chống lại ByteDance (công ty mẹ của TikTok), một cựu nhân viên kể rằng ByteDance đã thu thập tin tức về các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông và mạng lưới quan hệ của họ từ năm 2018. Một vài năm sau đó, như chúng ta đã biết, Trung cộng đã đàn áp tàn bạo các cuộc biểu tình dân chủ ở Hồng Kông và bỏ tù nhiều nhà hoạt động.

Trung cộng đã đưa ra nhiều luật lệ buộc các công ty Trung Quốc phải giao nộp bất kỳ dữ liệu nào mà chính phủ yêu cầu. Vì thế chính phủ Mỹ đã ký lệnh cấm TikTok. Tuy nhiên, ứng dụng Temu cũng mang đến rủi ro tương tự cho người dùng.

Pinduoduo, công ty chị em của Temu, đã bị gỡ bỏ khỏi kho ứng dụng của Google vì bị phát hiện cài malware để thu thập thông tin nhạy cảm của người dùng. Theo một nguồn tin nói với CNN, nhóm lập trình malware đó đã bị giải thể, nhưng đa số được chuyển sang làm cho Temu.

Một chuyên gia bảo mật nói với CNN rằng “tuy những việc thu thập thông tin đó đã dừng lại, nhưng mã code ở bên dưới vẫn nằm ở đó và có thể được tái kích hoạt trong tương lai.”

Tuy chưa có bằng chứng rằng Temu cài đặt những malware như vậy, nhưng vào tháng 4/2023, Uỷ ban về An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung đã đưa ra một báo cáo về các rủi ro dữ liệu và chuỗi cung ứng từ các nền tảng của Trung Quốc, bao gồm Shein và Temu. Trong khi tiểu bang Montana của Mỹ đã cấm các ứng dụng như TikTok, WeChat, Temu ra khỏi các thiết bị của chính phủ.

Hiện tại ứng dụng Temu cũng thu thập rất nhiều thông tin người dùng. Họ không chỉ luôn khuyến khích người dùng tải ứng dụng về điện thoại, mà còn liên tục yêu cầu khách phải đăng nhập để có thể xem thông tin trên website Temu và phải điền thẻ ngân hàng vào để thanh toán.

Ngoài ra, rất nhiều người đã báo cáo họ bị tính phí lừa đảo vào tài khoản ngân hàng sau khi mua hàng ở Temu, có cả một nhóm trên Reddit thảo luận về vấn đề này, trên Facebook cũng có thể tìm thấy rất nhiều câu chuyện về bị lừa đảo trên Temu.

Chuyện bị tính phí lừa đảo này có thể chỉ là do website bảo mật dữ liệu thấp làm rò rỉ thông tin thẻ của khách hàng. Nhưng khi mà công ty chị em Pinduoduo đã từng có những việc làm sai trái, thì xác suất Temu làm tương tự cũng rất cao.

Temu đã ghi trong điều khoản rằng “trong bất kỳ trường hợp pháp lý nào, Temu cũng không chịu trách nhiệm cho những thiệt hại của khách hàng, kể cả thiệt hại về dữ liệu.”

Nếu quý vị nghĩ rằng danh sách tội lỗi của Temu đã dừng ở đây, thì chưa, công ty này còn mắc phải một vấn đề nhân quyền rất lớn.

Sử dụng lao động nô lệ

Uỷ ban về Trung cộng của Hạ viện Mỹ đã phát hiện ra rằng Temu đã vi phạm Đạo luật Ngăn chặn Lao động cưỡng bức Duy Ngô Nhĩ và Temu thậm chí đã thừa nhận chuyện đó. Đạo luật này được thông qua năm 2021 để ngăn chặn việc Hoa Kỳ bán các hàng hoá do các tù nhân Duy Ngô Nhĩ sản xuất.

Theo uỷ ban này, “Temu thừa nhận rằng họ ‘không ngăn cấm thẳng thừng người bán hàng đăng bán các sản phẩm từ khu tự trị Tân Cương.’”

Vì vậy, khi quý vị mua hàng từ Temu, ví dụ như những đôi vớ giá rất rẻ, những món đồ trang trí Noel giá chỉ vài đôla... thì hãy hiểu rằng có thể chúng được sản xuất từ những giọt mồ hôi, máu và nước mắt của những tù nhân Duy Ngô Nhĩ. Nhưng không chỉ người Duy Ngô Nhĩ, mà còn có các học viên Pháp Luân Công, Kitô hữu và những người bất đồng chính kiến bị giam giữ trong các trại lao động cải tạo. Họ phải lao động tới kiệt sức trong điều kiện tệ hại và mất vệ sinh, mà không được trả xu nào.

Có một câu chuyện đã gây chấn động thế giới về vấn đề lao động cưỡng bức này. Năm 2012, một tù nhân ở Trung Quốc đã mạo hiểm viết thư kêu cứu và giấu vào trong một món đồ trang trí. Một phụ nữ ở tiểu bang Oregon đã mua món đồ đó và tìm thấy lá thư. Câu chuyện này đã được nhiều tờ báo Mỹ đưa tin. Người tù nhân đó là một học viên Pháp Luân Công, sau này câu chuyện của ông đã được dựng thành phim tài liệu mang tên “Lá thư từ Mã Tam Gia”:



Các công ty Trung Quốc cũng không cần quan tâm đến môi trường, trong khi các công ty Âu Mỹ phải bỏ ra chí phí bảo vệ môi trường rất lớn. Đó là lý do mà 60% nước ngầm ở Trung Quốc đã bị ô nhiễm, còn không khí ở đại lục thì tệ tới mức có công ty còn nhập khẩu không khí trong lành về bán.

Khi hiểu rõ những vấn đề này, quý vị sẽ hiểu vì sao các công ty của phương Tây không thể cạnh tranh với hàng hoá giá rẻ từ Trung Quốc sản xuất bằng lao động nô lệ. Không chỉ lao động nô lệ, mà các công ty này còn được chính phủ trợ cấp, còn được hưởng lợi từ chính sách đồng nhân dân tệ giá rẻ (giúp hàng nhập khẩu vào các nước phương Tây có giá cạnh tranh hơn).

Kết quả là, nhiều công ty sản xuất của Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây khác đã bị phá sản. Nước Mỹ đang phải nhập khẩu rất nhiều thứ từ Trung Quốc: từ tấm pin mặt trời, sắt thép cho tới máy biến thế và các phụ tùng để sản xuất tên lửa. Vấn đề này đã gay gắt tới mức nó ảnh hưởng tới an ninh quốc gia Mỹ.

We Are 1 đã trình bày chi tiết câu chuyện Hoa Kỳ phản bội lại các giá trị lập quốc và mở cánh cửa cho Trung Quốc xâm chiếm thị trường thế giới từ năm 2000 như thế nào. Cụ thể mời xem video “Hoa Kỳ trợ trụ vi ngược” 

Lời kết

Khi nhìn vào mức giá rẻ hấp dẫn trên website của Temu, người ta có cảm tưởng như đó là những món hời khó cưỡng lại. Nhưng lợi ích ngắn hạn đó lại đi kèm với rất nhiều tác hại trong dài hạn:

  • Thông tin cá nhân bị khai thác

  • Người bán hàng và nhân viên Temu bị bóc lột

  • Ủng hộ việc bóc lột tù nhân lương tâm

  • Ủng hộ việc cạnh tranh không lành mạnh

  • Ủng hộ nạn trộm cắp chất xám

  • Ủng hộ việc gây ô nhiễm môi trường...

Chúng ta không thể hưởng lợi từ những người bị bóc lột. Giả sử quý vị đổi vị trí trở thành người bán hàng trên Temu (như phân tích trên) quý vị sẽ thấy bao nhiêu uất ức và bất công? Nếu quý vị đồng hành cùng chính nghĩa và thiện lương, quý vị hẳn sẽ thấy dư vị cay đắng khi những người tù nhân lương tâm bị bóc lột, họ là những người vô tội đang bị chế độ cộng sản bức hại và giam giữ.

Một xã hội lành mạnh là một xã hội không có ăn cắp, đặc biệt là ăn cắp chất xám. We Are 1 cũng từng rơi vào hành cảnh bị ăn cắp chất xám. Khi chúng tôi làm các video, bài viết thì bị những kênh truyền thông như Tinh Hoa TV ăn cắp, hay các bác sĩ, dược sĩ chữa lành như Dr Hoàng Lê, Mây Ngàn Phương, Nguyễn Thanh Tùng hay các Facebooker như Hoàng Giang ăn cắp để tăng tương tác trục lợi. Bên cạnh nhóm người này còn có vô số những người bán hàng online. Từ đó quý vị thấy kinh doanh trong xã hội Việt Nam có “lành mạnh” hay không? Những người ăn cắp sẽ không thể làm điều tốt gì cho xã hội mà càng làm xã hội đó bại hoại đi. Temu cũng vậy.

Nếu quý vị thực sự phải mua hàng ở Temu, xin nhớ đừng mua các loại quần áo mặc sát vào da, bởi vì nhiều tờ báo đã đưa tin về các loại chất độc như chì có trong các sản phẩm này vượt quá 20 lần ngưỡng cho phép. Các sản phẩm “thời trang nhanh” vốn đã là một thảm hoạ cho môi trường, và khi sản xuất ở Trung Quốc thì nó mang theo rất nhiều chất độc hại do quy trình sản xuất giá rẻ đã cắt giảm hết mọi tiêu chuẩn an toàn tối thiểu.


We Are 1 luôn đồng hành cùng cộng đồng người Việt bằng những nguồn tin chân thật để quý vị đưa ra những quyết định đúng đắn cho bản thân, gia đình mình trong thời đại ngày nay, mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng Việt. Và chúng tôi cũng cần quý vị đồng hành cùng chúng tôi trong cuộc chiến truyền thông này bằng cách loan tải link gốc của bài viết này đến người thân, bạn bè. Vui lòng không copy, chụp màn hình đăng lại nơi khác. Tôn trọng sản phẩm truyền thông thì quý vị mới có thể giúp xã hội bài xích thói quen đưa tin sai và trục lợi của một số người Việt. Đa tạ!

-----------✿✿------------

 Trước thời cuộc khi phần lớn các kênh truyền thông lớn đều bị thao túng và không còn đưa tin tức sự thật, mang đến nguy hiểm rất lớn cho tính mạng và tương lai của người dân, WE ARE 1 media ra đời để mang đến sự thật và lợi ích cho cộng đồng người Việt từ những nguồn tin tức chính xác.

 

 ► WE ARE 1 media mang đến cho giới trí thức Việt những câu chuyện, video phẩm chất cao, với góc nhìn hiếm có để giúp Quý vị có thể ra các quyết định đúng đắn trong thời cuộc và mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng Việt.

 ► WE ARE 1 media gồm những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông và báo chí, đưa tin qua bản tin Email.

 

 ƯU ĐIỂM:

- Video phẩm chất cao, phù hợp với tầng lớp trí thức

- Các câu chuyện mang tính giáo dục gắn với thời cuộc

- Nội dung trường tồn với thời gian

- Hình ảnh lấy từ cuộc sống đời thường, giá trị thẩm mỹ cao

 

✿ FAIR USE: Áp dụng Điều 107- Luật Bản Quyền Mỹ

 Quan điểm đưa ra trong video, bài viết của We Are 1 không có ý định xúc phạm bất kỳ tôn giáo, nhóm thiểu số, tổ chức, công ty, cá nhân hay bất kỳ ai.

757 views

Recent Posts

See All
bottom of page