top of page
home cover.JPG

Nỗi oan của đại sư Lý Hồng Chí

Trong cuộc chiến chính-tà trên đất Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung, thế lực ma quỷ đã dùng những tuyên truyền lố bịch tấn công phe chính nghĩa trong những năm qua. We Are 1 đã gửi đến quý vị những câu chuyện về rất nhiều người trong giới chính nghĩa bị bức hại từ tài chính đến danh dự. Hôm nay We Are 1 tiếp tục gửi đến quý vị câu chuyện “Nỗi oan của đại sư Lý Hồng Chí” - người đã mang đến cho nhân loại môn khí công cao tầng tên là Pháp Luân Công mà rất nhiều người được hưởng lợi ích, trong đó có thiện nguyện viên của We Are 1. Mời quý vị xem đến cuối bài viết.



Cuối năm 2024, tờ New York Times đã đăng một bài báo dài hơn 3.500 chữ, cáo buộc ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công "lợi dụng lòng trung thành và lao động giá rẻ của các đồ đệ để tích lũy khối tài sản lên đến 266 triệu đôla", "tốc độ tích lũy tài sản này là bất thường đối với bất kỳ công ty nào, huống chi một đoàn múa phi vụ lợi từ quận Orange, tiểu bang New York."

Sự thật có phải vậy không? Những cáo buộc này có đúng không? 266 triệu đôla này từ đâu mà có?

Ngày 3/1/2025, phóng viên của kênh truyền thông Sound of Hope đã phỏng vấn ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công và là Giám đốc nghệ thuật của đoàn nghệ thuật Shen Yun tại New York. Cuộc phỏng vấn diễn ra tại một văn phòng của đại học nghệ thuật Fei Tian ở thung lũng Hudson, New York. Ông Lý Hồng Chí năm nay 73 tuổi, mặc trang phục đơn giản gọn gàng, nhìn chỉ như khoảng 50 tuổi, ánh mắt ấm áp, kiên định và tường hoà.


💁TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:

 

WE ARE 1 media là chủ sở hữu bản quyền của các bài viết, video đăng trên kênh truyền thông này, trừ khi có ghi chú khác trong phần mô tả của video, bài viết

Quý vị có thể xem miễn phí tất cả các nội dung trên website này và chia sẻ link gốc từ website cho bạn bè, người thân. 

 

🙅Cấm quay, chụp màn hình và đăng lại ở nơi khác tất cả các bài viết, video thuộc bản quyền của WE ARE 1 media

 

Tôn trọng sản phẩm truyền thông mới có thể giúp xã hội bài xích thói quen ăn cắp nội dung và việc loan truyền tin tức sai, trục lợi của một số người Việt.

 

🙋Hãy follow chúng tôi WE ARE 1 media nếu quý vị ủng hộ cho sự thật và chính nghĩa. Hãy ghi danh ở cuối trang hoặc gửi email đến care@weare1media.com chúng tôi sẽ gửi bản tin tới email của quý vị. Đa tạ.


Sự ngạc nhiên thứ nhất

Ngay khi ông Lý vừa trả lời, phóng viên đã vô cùng ngạc nhiên.

"Tôi thậm chí không biết Shen Yun có nhiều tiền như vậy, nếu báo chí không đăng bài này, tôi cũng không biết con số này."

Tại sao lại như vậy? Ông Lý tiếp tục: "Bởi vì tại Shen Yun, tôi chỉ phụ trách mảng nghệ thuật và thiết kế trang phục. Về hành chính, tôi hoàn toàn không quản lý, đặc biệt là về tài chính, tôi hoàn toàn không can thiệp."

Tại sao như thế? Chẳng phải ông Lý Hồng Chí là người sáng lập Pháp Luân Công hay sao? Sau khi Trung cộng đàn áp Pháp Luân Công năm 1999, Pháp Luân Công đã phát triển rộng khắp toàn cầu, với các học viên ở hơn 100 quốc gia, thành lập các công ty báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh, trang web, công cụ vượt tường lửa, cũng như các đoàn nghệ thuật biểu diễn như Shen Yun và các trường học, phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, tạo nên một hiện tượng đáng kinh ngạc.

"Chẳng phải tất cả những điều này đều diễn ra dưới sự chỉ đạo của ông sao?" phóng viên hỏi.

Ông Lý Hồng Chí trả lời: "Pháp Luân Công là một môn tu luyện dạy người ta tu luyện, nâng cao bản thân. Điều tôi dạy là tu luyện, còn những tổ chức thực thể mà anh nói đến thực ra là các dự án do học viên Pháp Luân Công - với tư cách là thành viên của xã hội - tự mình thành lập. Đó là việc của họ, họ phải tự đi trên con đường của mình. Họ đi như thế nào, giải quyết những vấn đề gặp phải ra sao, đều là bài học tu luyện của họ. Vì vậy tôi không quản lý hoạt động cụ thể của họ, càng không liên quan đến tài chính."

Ông Lý nói thêm, nhiều dự án hoặc công ty do học viên Pháp Luân Công điều hành đều muốn mời ông đến nói chuyện, chỉ đạo, nhưng ông hiếm khi đến, hoặc không đến, mà nếu có đến thì cũng chỉ nói về tu luyện. "Với tư cách là thầy của họ, tôi chỉ nắm giữ định hướng lớn, hướng dẫn về mặt tu luyện, còn lại cơ bản tôi đều không quản lý, về tài chính tôi hoàn toàn không biết", ông Lý nói.

Điều này đã được xác nhận bởi:

  • Bà Joanne Liu, Giám đốc tài chính của đoàn nghệ thuật Shen Yun

  • Giám đốc tài chính của nền tảng video nghệ thuật "Shen Yun Creations"

  • Tổng giám đốc công ty thời trang "Shen Yun Dancer"

  • William Chueng, Giám đốc tài chính của Epoch Times 

Họ đều nói rằng Sư phụ không yêu cầu xem các báo cáo tài chính, và họ cũng không báo cáo cho ông.

Vậy còn cáo buộc rằng ông "lợi dụng Shen Yun để kiếm tiền" thì sao?

"Họ nói tôi lấy tiền Shen Yun kiếm được cho gia đình mình tiêu xài, đó hoàn toàn là bịa đặt. Nếu tôi thực sự muốn tiền, mỗi đệ tử cho tôi 1 đôla, với hàng triệu đệ tử, tôi đã có hàng triệu đôla rồi. Nếu tôi xin họ mỗi người 10 đôla, tôi nghĩ họ cũng sẽ cho, và tôi đã có hàng trăm triệu rồi. Tôi cần gì phải bỏ nhiều công sức như vậy để điều hành một đoàn nghệ thuật đi lưu diễn khắp thế giới, kiếm tiền khổ cực như thế?"

Ông Lý còn nói với phóng viên: "Tôi không có tiền, không có bất động sản, không có xe hơi, thu nhập duy nhất của tôi là một chút nhuận bút từ sách. Tôi sống trong một ký túc xá ở khu chùa (Long Tuyền), trong phòng tôi chỉ có giường, kệ sách, không có bất kỳ đồ nội thất sang trọng nào."

Vậy số tiền "266 triệu" mà báo chí phương Tây nói đến là từ đâu ra?

Phóng viên đã hỏi ông Chu Dự, Tổng giám đốc đoàn nghệ thuật Shen Yun. Ông cho biết: Shen Yun đã thành lập được 18 năm, tổng cộng biểu diễn hơn 10.000 suất với doanh thu mỗi suất là khoảng 50.000 đôla.

10.000 suất nhân với 50.000 đôla là khoảng 500 triệu đôla. Nghe có vẻ nhiều nhưng đó là kiếm được từ 10.000 suất diễn, con số này gấp đôi số suất diễn của các chương trình biểu diễn phương Tây nổi tiếng nhất thế giới! Thu nhập này hoàn toàn là nhờ sự chăm chỉ của đoàn nghệ thuật Shen Yun và các đơn vị tổ chức. Đồng thời, chi phí đào tạo và duy trì đoàn nghệ thuật rất cao, cuối cùng chỉ còn lại 266 triệu.

Ông Chu nói: "Thực tế, số tiền này là do Shen Yun trải qua gần 20 năm kinh doanh và tiết kiệm mới tích lũy được. Một công ty quy mô lớn như vậy sau 20 năm mới có được khoản tiết kiệm này, không phải là quá nhiều, mà là quá ít."

Shen Yun không đem đầu tư số tiền này, mà giữ dưới dạng tiền tiết kiệm, là vì:

  • Đây là một đoàn thể người tu luyện, họ có nguyên tắc riêng của mình

  • Chi phí duy trì hoạt động là rất lớn. Họ cần chuẩn bị tiền cho những lúc khó khăn, ví dụ như đại dịch, bởi vì họ chưa từng nhận được hỗ trợ từ chính phủ.

  • Họ còn chuẩn bị để biểu diễn ở Trung Quốc khi thời điểm thích hợp

Hành trình của đại sư Lý Hồng Chí

Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, nhiều năm qua luôn giữ thái độ khiêm tốn trước công chúng. Ông rất ít khi lên tiếng. Khi được phóng viên hỏi về con đường mà ông Lý đã trải qua - từ một khí công sư nổi tiếng ở Trung Quốc đến người sáng lập môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, ông Lý đã rất cởi mở chia sẻ câu chuyện của mình.

Đại sư Lý hướng dẫn động tác luyện công tại Thuỵ Điển

Năm 1992, tại một buổi giao lưu khí công ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, ông Lý Hồng Chí lần đầu xuất hiện và chia sẻ quan điểm về vấn đề khí công mà mọi người đang thảo luận. Chỉ sau vài câu nói, mọi người đã sửng sốt: "Ô, anh là ai, sao có thể nói ra được những điều này?"

Vì thế, một số người đam mê khí công đã gợi ý ông mở lớp dạy. Họ giúp sắp xếp địa điểm, và lớp khí công đầu tiên nhanh chóng được mở tại hội trường Trường Trung học số 5 Trường Xuân.

Vào thời điểm đó, các lớp khí công còn được gọi là "báo cáo đới công" (‘công’ nghĩa là năng lượng của người tu luyện), nói đơn giản là những buổi chữa bệnh. Ngày hôm đó có nhiều bệnh nhân đến, người thì rên rỉ ‘ôi chao ôi chao’, người thì phải truyền dịch, tất cả đều được những người yêu thích khí công vận động tới.

Ông Lý kể, tôi chỉ đi qua và điều chỉnh cho từng người một. Chỉ trong vài giây, tất cả đều đứng dậy được, kể cả những người bị liệt nửa người không thể cử động. Ông Lý nói: "Bây giờ quý vị có thể đi được rồi!" Các bệnh nhân bắt đầu bước đi. Sau đó ông nói: "Bây giờ có thể chạy được rồi", và kỳ diệu thay, những người này đều có thể chạy! Mọi người đều kinh ngạc, không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Tin về lớp khí công ở Trường Trung học số 5 Trường Xuân lan truyền nhanh chóng. Ông Lý nhận được lời mời từ khắp nơi để truyền dạy khí công. Đây chính là khởi đầu của Pháp Luân Công, và người ta bắt đầu tôn kính gọi ông là "Đại sư Lý".

Lúc này có người đề xuất với Đại sư Lý: hãy đến Hiệp hội Khí công Quốc gia Trung Quốc để được thẩm định, sau này đi đâu cũng thuận lợi.

Vì thế ông Lý đã đến Hiệp hội Khí công ở Bắc Kinh. Khi gặp ông, họ rất ngạc nhiên: "Ồ, trẻ quá, chưa từng gặp qua!" Nhưng rồi họ cũng đồng ý thẩm định. Cái gọi là thẩm định cũng chính là làm báo cáo về công. Họ đặc biệt mời nhiều bệnh nhân mãn tính và những người có bệnh nan y mà các môn khí công khác không chữa được đến nghe. Kết quả là sau khi ông Lý bắt đầu phát năng lượng, nhiều người có triệu chứng bệnh được cải thiện ngay tại chỗ hoặc thậm chí được chữa khỏi hoàn toàn, cả hội trường sôi động hẳn lên!

Điều phi thường là vị Đại sư ngoài 40 tuổi này, trong quá trình giảng dạy đã giải thích rõ ràng nhiều đạo lý về khí công mà những người đam mê khí công lâu năm cũng chưa thể hiểu rõ.

Sau buổi giảng và trình diễn này, Hiệp hội Khí công Trung Quốc lập tức ngồi xuống trao đổi thẳng thắn với ông Lý Hồng Chí: "Ông không cần phải đi đâu nữa, hãy ở lại Bắc Kinh, dưới sự quản lý của chúng tôi, ông có thể mở lớp khắp cả nước".

Vào thời điểm đó, Hiệp hội Khí công Trung Quốc được Chính phủ đánh giá cao và trực thuộc Ủy ban Thể thao Quốc gia, do Chủ nhiệm Ủy ban Thể thao Quốc gia Ngô Thiệu Tổ (Wu Shaozu) ủy thác cho tướng Trường Chấn Hoàn (Zhang Zhenhuan) phụ trách. Đằng sau Hiêp hội Khí công là sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhà khoa học nổi tiếng Tiền Học Sâm (Qian Xuesen). Vào thời điểm đó, khí công là một môn rất thời thượng ở Trung Quốc, được gọi là “khoa học cận biên” (fringe science).

Ông Lý Hồng Chí bắt đầu công việc truyền dạy Pháp Luân Công từ thời điểm này. Lúc đó điều kiện rất khó khăn, vì ông mong muốn phổ biến Pháp Luân Công càng rộng càng tốt nên không muốn thu nhiều tiền. Một khóa học 9 ngày chỉ thu mỗi người hơn 20 đồng nhân dân tệ (chưa tới 2 USD vào thời đó), dùng cho việc đi tàu lửa, ăn uống, in tài liệu, nên sau mỗi khóa học hầu như không còn lại bao nhiêu.

Khi đi truyền công ở các địa phương, ông Lý cùng một số đệ tử đi bằng tàu lửa, không đủ tiền mua vé giường nằm nên phải ngồi ghế cứng. Họ mang theo những túi đan bằng vải, bên trong đựng những cuốn sách nhỏ như "Giới thiệu về Khí công" và rất nhiều mì gói. Thường ngày họ chỉ ăn mì gói, thỉnh thoảng muốn cải thiện bữa ăn thì ra quán ven đường ăn một tô mì. Trong hai năm, họ đã tổ chức 54 lớp học trực tiếp, những người làm việc đã quá ngán ngẩm việc ăn mì gói. Lúc đó ông Lý nói với những đệ tử đi theo ông: "Các vị theo tôi là phải chịu khổ."



Sau đó có người chỉnh lý các bài giảng từ băng ghi âm thành văn bản "Pháp Luân Công Trung Quốc", nhưng không có tiền in sách. May mắn gặp được một người có duyên sẵn lòng cho mượn 5000 tệ, cuối cùng cuốn sách được xuất bản. Sau khi kiếm được tiền từ việc bán sách, việc đầu tiên là hoàn trả số tiền đã mượn.

Về sau tài chính tốt hơn một chút, họ xuất bản được tác phẩm chính của Pháp Luân Công là "Chuyển Pháp Luân". Sau đó một số đệ tử có điều kiện kinh tế tốt xuất hiện, họ đã tài trợ cho Đại sư Lý xuất bản sách và đi các nơi giảng pháp truyền công, điều kiện đi lại và tổ chức lớp học mới được cải thiện.

Trong 4 năm từ 1992 đến 1996, Pháp Luân Công nhanh chóng lan rộng khắp Trung Quốc đại lục nhờ hiệu quả kỳ diệu trong việc chữa bệnh và tăng cường sức khỏe. Học phí thấp, cùng với những bài giảng của Đại sư Lý về nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn đã tạo nên sự hưởng ứng mạnh mẽ. Số người tu luyện tăng lên gấp nhiều lần, không thể đếm xuể. Lúc đó, dọc hai bên đường Trường An ở Bắc Kinh, những người tập công vào buổi sáng sớm xếp thành hàng dài. Bắc Kinh là nơi ở của giới lãnh đạo cao cấp Trung Quốc, trong bối cảnh Trung Quốc dưới chế độ độc tài lúc bấy giờ, hiện tượng này tất nhiên sẽ gây ra sự nghi kỵ từ những người nắm quyền cao nhất.


Ông Lý Hồng Chí kể rằng, lúc đó chính phủ muốn gây khó dễ cho ông nhưng không dễ dàng, vì họ phát hiện thứ nhất ông không có tiền, thứ hai không dính dáng đến phụ nữ, thứ ba ngay cả nhà cửa cũng không có. Mặc dù Đại sư Lý đã nổi danh khắp nơi, nhưng so với những khí công sư lớn khác vốn được người hầu kẻ hạ vây quanh và kiếm được rất nhiều tiền, ông vẫn phải ở nhờ nhà em trai mình bên cạnh Bảo tàng Quân đội ở Bắc Kinh, nên họ khó tìm được cớ để gây khó dễ.

Nhưng cuối cùng chính quyền vẫn ra tay. Năm 1996, một vị vụ trưởng Bộ Thương mại mời ông Lý Hồng Chí đi ăn cơm. Ông Lý tưởng như thường lệ, chỉ là mượn cớ ăn cơm để chữa bệnh nên đã đi. Kết quả là sau khi ngồi xuống, đối phương đã nói thẳng: ảnh hưởng của ông ở Trung Quốc hiện nay quá lớn, ông hãy rời khỏi Trung Quốc đi.

Đó chính là lý do Đại sư Lý rời khỏi Trung Quốc. Vì sự an toàn của các đệ tử ở Trung Quốc đại lục, ông buộc phải tìm cách xuất cảnh. Nhờ danh tiếng và nhiều bằng khen, việc xin nhập cư đi Mỹ theo diện nhân tài xuất sắc diễn ra rất thuận lợi, ông nhanh chóng nhận được sự chấp thuận từ Mỹ.


Thành phố Chicago trao bằng khen cho Đại sư Lý

Năm 1998, ông Lý cùng vợ và con gái rời Trung Quốc đến Mỹ, đầu tiên đến California nhưng không có điều kiện để ổn định, nên đã đến Atlanta. Tại đó, họ xem một ngôi nhà hai tầng giá 120.000 đôla nhưng ông không có tiền mua, hơn nữa ngôi nhà ở gần đường, tiếng ồn giao thông lớn, nên đành phải rời Atlanta đến New York.

Đến New York, cả gia đình ba người ban đầu sống trong một căn hộ studio do một đệ tử nhường lại. Sau đó đặc vụ Trung Quốc chụp ảnh toàn bộ tòa nhà và gọi là "tòa nhà của Lý Hồng Chí".

Sau đó, họ chuyển đến một căn nhà liền kề đơn giản ở Flushing do một đệ tử giúp mua. Vì xung quanh vẫn ồn ào, họ lại chuyển đến một ngôi nhà riêng ở New Jersey do một đệ tử mua và để cho sư phụ ở. Ngôi nhà riêng khá rộng, khoảng 280 mét vuông, nhưng ở Mỹ thực ra chỉ là một ngôi nhà bình thường. Kết quả là nó cũng bị đặc vụ Trung Quốc đến chụp ảnh và công bố là "một biệt thự khác của Lý Hồng Chí".

Sau năm 1999, khi sự đàn áp ngày càng nghiêm trọng và tình hình càng nguy hiểm (bị đặc vụ theo dõi), ông Lý Hồng Chí đã sắp xếp cho gia đình chuyển khỏi ngôi nhà này đến một nơi tạm trú do một đệ tử khác cung cấp. Sau khi ổn định gia đình, ông lái xe đi khắp nước Mỹ, khiến Trung cộng không thể tìm thấy. Thời kỳ không có nơi ở cố định này kéo dài gần một năm.

Tự tay xây chùa

Năm 2000, có đệ tử mua một mảnh đất trên núi ở tiểu bang New York, cách Manhattan hai giờ lái xe, đó chính là địa điểm ngày nay của chùa Long Tuyền. Ngoài một ngôi nhà nhỏ, nơi đây hoàn toàn hoang sơ. Ông Lý Hồng Chí khi có thời gian rảnh thì đến sống trong ngôi nhà nhỏ này, và cùng một số đệ tử bắt đầu xây dựng chùa, từng chút một.

Do cuộc đàn áp thảm khốc ở đại lục, nhiều trẻ em có cha mẹ tu luyện Pháp Luân Công đã trở thành cô nhi. Ngôi chùa này là nơi nương tựa cho các học viên Pháp Luân Công lưu vong ở nước ngoài, đặc biệt là những trẻ mồ côi.

Trong giai đoạn đầu, không ai có nhiều tiền, nên tất cả đều do các đệ tử tự bỏ tiền túi. Thiếu công cụ gì thì tự mua, phần lớn công việc đều làm thủ công, từng bước xây dựng nơi này. Phải mất vài năm làm việc và cống hiến không công như vậy thì các toà nhà mới thành hình. Mãi đến vài năm sau khi Shen Yun bắt đầu hoạt động và có thu nhập, tình hình mới dần được cải thiện.

Nhiều đệ tử vì kính trọng sư phụ nên gửi đến rất nhiều trà, vì thế chùa Long Tuyền đã mở một phòng trà, dùng số trà này để đãi khách, đồng thời phục vụ đồ ăn nhẹ. Ban đầu có người đề xuất nên thu một chút phí, nhưng ông Lý Hồng Chí bảo phòng trà không được thu tiền. Tại sao vậy? Một phần vì nhiều người đến uống trà là những người tình nguyện làm việc ở chùa Long Tuyền, họ đã vất vả như vậy làm sao có thể thu tiền? Sau này, có nhiều thực phẩm mà đệ tử từ bên ngoài gửi đến cho sư phụ, ông Lý đều bảo mang đến đây hoặc chia cho mọi người ăn.

Phóng viên đã phỏng vấn một người trợ lý đã theo ông Lý Hồng Chí hơn 20 năm, nhờ anh ấy chia sẻ ấn tượng về sư phụ. Anh nói: Cuộc sống của sư phụ rất giản dị, dậy rất sớm, ngủ rất muộn, và tự làm mọi việc, kể cả giặt quần áo. Thường là buổi sáng tự giặt bằng tay, giặt xong tự phơi khô, dù ở chùa Long Tuyền hay đi lưu diễn cùng đoàn nghệ thuật Shen Yun, đều như vậy. Mặc dù sư phụ có gu thẩm mỹ rất tốt, nhưng trang phục của mình lại rất đơn giản, thường một chiếc áo sơ mi, một chiếc quần jean mặc rất lâu.

Ông Chu Dự, giám đốc điều hành của Thần Vận trong thời gian dài, chia sẻ: "Mỗi lần gặp Sư phụ, chúng tôi thấy ông luôn ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, không câu nệ thương hiệu. Khi Trung cộng bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, họ luôn tuyên truyền rằng ông có biệt thự, xe sang, sống xa hoa, giờ một số phương tiện truyền thông phương Tây cũng dùng chiêu bài y hệt. Là đệ tử, chúng tôi tận mắt chứng kiến và cảm nhận được những gian khổ và sự cống hiến vô điều kiện của Sư phụ trong hàng chục năm qua vì đệ tử và chúng sinh, rất tự nhiên cũng mong muốn cuộc sống hàng ngày của ông Lý được tốt hơn một chút. Nhưng thực tế, Sư phụ không coi trọng những điều này. Trong mắt chúng tôi, ông luôn thanh đạm, không màng vật chất, hoàn toàn không như một số người đã ác ý bịa đặt."

"Người bị oan nhất thiên hạ"

Với vai trò dẫn dắt nghệ thuật cho Shen Yun, đại sư Lý đã thực hiện được nhiều điều:

  • Tạo ra dàn nhạc giao hưởng phương Đông và phương Tây kết hợp, đây là một bước tiến mới của âm nhạc cổ điển 

  • Hồi sinh kỹ thuật vũ đạo truyền thống Trung Hoa

  • Hướng dẫn thiết kế trang phục, đạo cụ và sáng tạo toàn bộ các vở diễn mới mỗi năm

  • Phát minh ra phông nền kỹ thuật số có thể phối hợp với diễn viên trên sân khấu

  • Hồi sinh một số kỹ thuật hát opera bel canto đã thất truyền



Trong năm 2024, Shen Yun đã diễn hơn 800 buổi khắp 5 châu lục, và có 8 đoàn lưu diễn với quy mô như nhau. Số lượng khán giả có thể lên tới vài triệu người. Ít ai biết rằng người dẫn lối nghệ thuật cho Shen Yun chính là Đại sư Lý. Ngay cả kỹ thuật hát opera cũng là do ông truyền dạy.

Mời đọc thêm về sức mạnh trị bệnh trong âm nhạc Shen Yun trong bài viết "giải độc bằng âm nhạc"

We Are 1 đã nhiều lần nhắc tới Đại sư Lý Hồng Chí trong các video của mình, đồng thời trích dẫn các bài viết của ông. Vì sao vậy? Vì ông là một thiên tài đương đại, đồng thời cũng là một người rất đáng kính vì phẩm cách cao thượng của mình. Mỗi khi ông phát ngôn, We Are 1 cho rằng rất đáng để chúng ta suy nghĩ.

Sư phụ Lý Hồng Chí sinh năm 1951 tại vùng đông bắc Trung Quốc, thuộc về tuổi con thỏ (Việt Nam gọi là tuổi mão). Cả đời ông đã nỗ lực không ngừng vì tha nhân, rốt cuộc Pháp Luân Đại Pháp bị Trung Cộng bức hại đàn áp tàn khốc. Vậy chẳng phải Sư phụ Lý là người bị oan nhất thiên hạ hay sao? Vì sao chữ “oan” (冤) lại dùng chữ “thỏ” (兔) trong chữ Thỏ Ngọc để biểu hiện?

Phải chăng ý nghĩa của chữ Hán này là chỉ rằng: Vào “ngày hôm nay của lịch sử”, Sư phụ Lý Hồng Chí, người tuổi con thỏ “兔”, đang truyền Phật Pháp cứu độ con người thế gian nhưng lại bị sự vu cáo hãm hại của Trung Cộng, chính là người bị “oan” (冤) nhất thiên hạ.

Để hiểu rõ hơn về các dự ngôn nói về Thỏ Ngọc và việc tu luyện thời mạt pháp, mời quý vị xem video “Israel và mối duyên với 3 vị thánh nhân”:



Đa tạ quý vị đã xem hết bài viết, We Are 1 mong rằng với trái tim chính nghĩa chúng ta phải lên tiếng trước những đòn tấn công truyền thông của thế lực ngầm. Cho tới khi đế chế dối trá của chúng sụp đổ hoàn toàn, chúng tôi sẽ còn tiếp tục vạch trần những tuyên truyền của chúng. Hãy chia sẽ link bài viết nếu quý vị quan tâm đến cuộc chiến chính- tà này!

We Are 1 tổng hợp



-----------✿✿------------

 Trước thời cuộc khi phần lớn các kênh truyền thông lớn đều bị thao túng và không còn đưa tin tức sự thật, mang đến nguy hiểm rất lớn cho tính mạng và tương lai của người dân, WE ARE 1 media ra đời để mang đến sự thật và lợi ích cho cộng đồng người Việt từ những nguồn tin tức chính xác.

 

 ► WE ARE 1 media mang đến cho giới trí thức Việt những câu chuyện, video phẩm chất cao, với góc nhìn hiếm có để giúp Quý vị có thể ra các quyết định đúng đắn trong thời cuộc và mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng Việt.

 ► WE ARE 1 media gồm những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông và báo chí, đưa tin qua bản tin Email.

 

 ƯU ĐIỂM:

- Video phẩm chất cao, phù hợp với tầng lớp trí thức

- Các câu chuyện mang tính giáo dục gắn với thời cuộc

- Nội dung trường tồn với thời gian

- Hình ảnh lấy từ cuộc sống đời thường, giá trị thẩm mỹ cao

 

✿ FAIR USE: Áp dụng Điều 107- Luật Bản Quyền Mỹ

 Quan điểm đưa ra trong video, bài viết của We Are 1 không có ý định xúc phạm bất kỳ tôn giáo, nhóm thiểu số, tổ chức, công ty, cá nhân hay bất kỳ ai.

687 views

Recent Posts

See All
bottom of page