top of page
home cover.JPG

10 ngộ nhận nguy hiểm về vắc-xin



Bài viết của Alan Phillips, Giám đốc của tổ chức Citizens for Healthcare Freedom, biên soạn năm 1998.

We Are 1 media biên dịch tháng 11/2021.

LỜI MỞ ĐẦU: LIỆU CHUYỆN NÀY CÓ ĐÁNG NÓI?

Khi con trai tôi bắt đầu chuỗi tiêm vắc-xin từ 2 tháng tuổi, tôi chưa hề biết gì về những rủi ro này. Nhưng trong tài liệu về vắc xin của bệnh viện có một mâu thuẫn: tỷ lệ phản ứng nguy hiểm của vắc-xin DPT là 1 trên 1750, trong khi tỷ lệ chết vì bệnh ho gà chỉ là 1 trên vài triệu.

Khi tôi chỉ ra điều này với bác sĩ, ông ta đã giận dữ phủ nhận, rồi vùng vằng đi ra khỏi cửa, lẩm nhẩm “Nay mai có lẽ tôi nên đọc tài liệu đó…” Không lâu sau tôi được biết một đứa trẻ đã bị tàn phế vĩnh viễn do vắc-xin, nên tôi đã tự đi tìm hiểu chuyện này. Những gì tôi tìm thấy rất đáng báo động, vì thế tôi thấy cần phải chia sẻ chúng, từ đó bài viết này ra đời.

Những quan chức y tế ca ngợi vắc-xin vì nó giúp giảm bệnh tật, đồng thời đảm bảo với chúng ta rằng chúng an toàn và hiệu quả. Nhưng những giả thuyết có vẻ “chắc như đá tảng” đó lại trực tiếp mâu thuẫn với các số liệu thống kê từ các nghiên cứu khoa học của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và các nhà khoa học có uy tín khắp thế giới.

Thực tế, các bệnh truyền nhiễm đã suy giảm đều đặn trong nhiều thập kỷ trước khi có sự xuất hiện của vắc-xin. Ngoài ra, mỗi năm các bác sĩ Hoa Kỳ đã báo cáo hàng nghìn ca bệnh phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin, trong đó bao gồm hàng trăm ca tử vong và tàn phế vĩnh viễn, và các nhà nghiên cứu đã buộc tội những chương trình tiêm chủng vắc-xin diện rộng đã gây ra hàng chục triệu chứng bệnh lý miễn dịch và thần kinh mãn tính cho con người.

Có hàng trăm nghiên cứu y khoa đã được công bố nói về các hậu quả nghiêm trọng của vắc-xin, hàng chục quyển sách từ các bác sĩ, nhà nghiên cứu, nhà điều tra độc lập cho thấy những lỗ hổng nghiêm trọng trong lý thuyết và thực hành miễn dịch. Trớ trêu thay, đa số các bác sĩ nhi và các bậc cha mẹ lại hoàn toàn không biết về những điều này.

Tuy nhiên, điều này đã thay đổi trong một số năm gần đây, ngày càng có nhiều các bậc phụ huynh, y bác sĩ khắp thế giới đã biết tới vấn đề và bắt đầu đặt câu hỏi về các chính sách vắc-xin bắt buộc.

Quan điểm của tôi không phải là bảo ai đó hãy tiêm hay không tiêm vắc-xin, nhưng tôi thấy rất cấp thiết phải chỉ ra một số lý do rất chính đáng, rằng bạn nên xem xét kỹ trước khi tham gia vào quy trình vắc-xin. Là một người cha mới có con nhỏ, tôi đã bị sốc khi biết rằng chẳng có quy định pháp lý hay đạo đức y khoa yêu cầu các bác sĩ nhi phải nắm rõ thông tin về vắc xin. Và tôi cũng bị sốc khi tận mắt thấy các bác sĩ khắp nơi đang thực hành dựa trên các thông tin khiếm khuyết, và đôi khi là sai hoàn toàn.

Dù đây chỉ là một báo cáo ngắn, nhưng nó chứa đủ bằng chứng để bất kỳ ai cũng có thể tiến hành điều tra sâu thêm, đây cũng là điều tôi mong ngóng. Bạn sẽ thấy rằng đó là cách duy nhất để có một cái nhìn khách quan, vì tranh cãi này mang lại rất nhiều mâu thuẫn gay gắt cho các bên liên quan.

Chú ý: Hãy thận trọng khi thảo luận chủ đề này với các bác sĩ nhi. Đa số họ đều đặt cược tên tuổi và uy tín lên sự hiệu quả và an toàn phỏng đoán của vắc-xin, vì thế sẽ rất khó cho họ khi xác nhận các bằng chứng ngược lại. Bác sĩ nhi đầu tiên mà tôi trình bày đã la hét giận dữ với tôi, dù tôi chỉ nói rất bình tĩnh. Sự hiểu sai này có căn nguyên rất sâu.


NGỘ NHẬN SỐ 1: “Vắc-xin hoàn toàn an toàn… hay không?”

Hệ thống Báo cáo Tác dụng Gây hại của vắc-xin (VAERS) của FDA mỗi năm nhận được khoảng 11.000 báo cáo về phản ứng có hại nghiêm trọng, trong đó khoảng 1% (112 trường hợp) là tử vong do phản ứng với vắc-xin. Hầu hết các báo cáo là do các bác sĩ gửi lên, và hầu hết các trường hợp tử vong là do vắc-xin ho gà (vắc-xin DPT) [1].

Bản thân con số này đã đáng báo động, nhưng nó chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. FDA ước tính rằng chỉ có khoảng 10% các phản ứng có hại đã được báo cáo [2], con số này cũng tương đồng với 2 cuộc khảo sát được thực hiện bởi Trung tâm Thông tin Vắc-xin Quốc gia (NVIC) [3].

Trên thực tế, NVIC báo cáo rằng “ở New York, chỉ 1 trong số 40 văn phòng bác sĩ (2,5%) xác nhận rằng họ đã báo cáo tử vong hoặc thương tật sau khi tiêm chủng”, điều này nghĩa là 97,5% các trường hợp tử vong và thương tật liên quan chưa được báo cáo. Chưa nói tới đạo đức y khoa (theo luật, các bác sĩ phải báo cáo các tác dụng phụ nghiêm trọng), những phát hiện này cho thấy rằng trên thực tế, vắc-xin gây ra hơn 1000 trường hợp tử vong mỗi năm ở Hoa Kỳ.

Đối với bệnh ho gà, con số tử vong do vắc-xin áp đảo số tử vong do bệnh - vốn chỉ khoảng 10 ca mỗi năm theo CDC, và chỉ có 8 ca năm 1993. Nói đơn giản, vắc-xin gây chết chóc gấp 100 lần so với bệnh ho gà mắc phải.

Sự so sánh này là hợp lý vì: rất nhiều trường hợp những nhóm dân cư có tỷ lệ tiêm chủng cao đã nhiễm bệnh (xem Ngộ nhận số 2), và đa số các căn bệnh đã suy giảm trong thế kỷ 20 trước khi tiêm chủng bắt buộc xảy ra (ho gà đã giảm 79% trước khi tiêm chủng ra đời, xem Ngộ nhận số 3). Do đó, số ca tử vong khủng khiếp do vắc-xin gây ra không thể được xem là sự hy sinh cần thiết để cả xã hội thoát khỏi bệnh tật.

Rủi thay, câu chuyện tử vong do vắc-xin không dừng ở đây. Nhiều nghiên cứu quốc gia và quốc tế đã cho thấy vắc-xin chính là nguyên nhân của Hội chứng Đột tử Trẻ sơ sinh [4,5] (SIDS, Sudden Infant Death Syndrome, một loại chẩn đoán “vơ đũa cả nắm” khi nguyên nhân tử vong cụ thể không được cho biết rõ ràng; ước tính khoảng 5.000-10.000 ca ở Mỹ mỗi năm).

  • Một nghiên cứu cho thấy SIDS xảy ra cao nhất ở trẻ 2-4 tháng tuổi ở Mỹ, trùng với 2 đợt tiêm chủng đầu tiên [4].

  • Một nghiên cứu khác cho thấy 3000 trẻ đã chết trong 4 ngày sau khi tiêm vắc-xin mỗi năm ở Mỹ (đáng ngạc nhiên là tác giả nghiên cứu lại không nhắc gì tới chuyện vắc-xin hay SIDS).

  • Và còn một báo cáo nữa đi tới kết luận rằng một nửa các ca SIDS - tức khoảng 2500-5000 ca trẻ sơ sinh tử vong ở Mỹ mỗi năm - là do vắc-xin gây ra. [4]

Cũng có những nghiên cứu nói rằng SIDS không liên quan gì tới vắc-xin. Nhưng rất nhiều báo cáo loại này sau đó đã bị phủ nhận bởi các nghiên cứu khác, bị chứng minh là làm méo kết quả để có lợi cho vắc-xin. Chẳng lẽ chúng ta không nên thận trọng và ngại ngần trước điều này? Chẳng lẽ những bằng chứng đáng tin cậy giữa SIDS và vắc-xin không đủ để tiến hành giám sát kỹ lưỡng và rộng khắp tình trạng tiêm vắc-xin trên tất cả các ca SIDS?

Giữa thập niên 70, Nhật đã nâng tuổi tiêm vắc-xin từ 2 tháng tuổi lên 24 tháng tuổi , số ca SIDS đã giảm mạnh. Tuy vậy, cộng đồng y khoa Mỹ đã chọn ôm chết cứng sự phủ định. Điều tra viên từ chối kiểm tra tình trạng tiêm vắc-xin của nạn nhân, còn các gia đình ngây thơ thì vẫn tiếp tục phải trả giá, vì họ không biết và đã từ chối quyền đưa ra lựa chọn.

Tỷ lệ báo cáo thấp cũng cho thấy tổng số ca phản ứng gây hại mỗi năm có thể hơn 100.000. Vì các bác sĩ không báo cáo, nên cũng không biết được có bao nhiêu ca tàn phế vĩnh viễn, nhưng số liệu cho thấy nó gấp vài lần số ca tử vong. Quan ngại này được củng cố bởi một nghiên cứu cho thấy 1 trên 175 trẻ bị tiêm đủ loạt vắc-xin DPT sẽ chịu “phản ứng nghiêm trọng,” [7], và một báo cáo của bác sĩ gửi luật sư cho thấy 1 trong 300 ca DPT sẽ xuất hiện động kinh [8].

Nước Anh đã giảm số ca tử vong do ho gà khi tỷ lệ tiêm vắc-xin giảm từ 80 xuống 30% vào thập niên 70. Nghiên cứu quốc tế của nhà dịch tễ học Thụy Điển B. Trollfors cho thấy “tỷ lệ tử vong do ho gà ở các nước công nghiệp đang rất thấp và không có khác biệt khi so sánh các nước với tỷ lệ tiêm vắc-xin cao, thấp, và zero.” Ông cũng thấy rằng nước Anh, xứ Wales và Tây Đức có nhiều ca tử vong do ho gà trong năm 1970 khi tỷ lệ tiêm vắc-xin cao, so với nửa sau thập niên 80 khi tỷ lệ tiêm giảm xuống.

Chương trình tiêm vắc-xin không chỉ lấy đi tính mạng và sức khỏe của con em chúng ta. Chương trình Bồi thường Tai nạn Vắc-xin Quốc gia của Hoa Kỳ (NVICP) đã chi trả hơn 724,4 triệu đôla cho các phụ huynh có con em bị thương tật và tử vong do vắc-xin, tiền bồi thường lấy từ tiền thuế của người dân.

NVICP đã nhận được hơn 5000 đơn đề nghị từ năm 1988, bao gồm hơn 700 ca tử vong do vắc-xin, và vẫn còn hơn 2800 ca tử vong và thương tật sẽ cần nhiều năm để giải quyết [10]. Trong khi đó, các hãng dược lại có một thị trường “chắc ăn”: vắc-xin được pháp luật bắt buộc ở tất cả 50 bang của Hoa Kỳ (tuy nhiên, bạn cũng có thể từ chối theo luật ở đa số các bang, xem Ngộ nhận số 9).

Các hãng dược này đã được “miễn dịch” khỏi mọi trách nhiệm trên sản phẩm của họ. Thêm vào đó, họ được phép đưa ra “lệnh bịt miệng” làm công cụ thương thảo trong các vụ dàn xếp tác hại vắc-xin trước pháp luật, để ngăn công chúng biết được mối nguy hại của vắc-xin. Những quy định như vậy rõ ràng là trái đạo đức: họ đã ép công chúng Hoa Kỳ phải trả giá cho trách nhiệm của các hãng sản xuất vắc-xin, trong khi lại cố gắng che giấu tác hại của sản phẩm.

Cũng thú vị khi thấy rằng các công ty bảo hiểm (những người nghiên cứu về trách nhiệm sâu nhất) từ chối chi trả chi phí cho các phản ứng xấu do vắc-xin gây ra. Phần lợi rõ ràng nghiêng về phía các công ty dược phẩm và bảo hiểm.


NGỘ NHẬN SỐ 2: “Tiêm vắc-xin có hiệu quả... hay không?”

Số lượng các nghiên cứu cho thấy vắc-xin thất bại là nhiều tới mức đáng kinh ngạc. Các bệnh sởi, quai bị, đậu mùa, bại liệt và HIB đều xảy ra ở những người đã được tiêm chủng [11,12,13,14,15].

Một báo cáo của CDC năm 1989 cho biết: "Ở trẻ em trong độ tuổi đi học, bệnh sởi bùng phát ở các trường học với tỷ lệ đã tiêm chủng là hơn 98% [16], lan rộng khắp cả nước, kể cả một số khu vực không xuất hiện bệnh sởi trong nhiều năm.” [17]

CDC cũng báo cáo một trường hợp bệnh sởi khi 100% dân số đã được chủng ngừa [18]. Một nghiên cứu xem xét hiện tượng này và kết luận: "Nghịch lý thay, khi tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh sởi đạt đến mức cao trong dân số, thì bệnh sởi trở thành bệnh của những người đã được miễn dịch.” [19]

Một nghiên cứu gần đây hơn cho thấy vắc-xin bệnh sởi “gây ra ức chế miễn dịch, làm cơ thể dễ nhiễm các bệnh khác hơn.” [19a] Các nghiên cứu này cho thấy mục tiêu tiêm chủng toàn diện thực ra là phản tác dụng, luận điểm này được ủng hộ bởi các trường hợp cả quốc gia xảy ra dịch bệnh sau khi tiêm chủng toàn dân, cụ thể như sau:

  • Kể từ khi Nhật Bản bắt đầu tiêm chủng bắt buộc vào năm 1872, tỷ lệ mắc bệnh đậu mùa đã tăng lên theo từng năm. Đến năm 1892, đã có 29.979 trường hợp tử vong, tất cả đều là người đã được tiêm vắc-xin [20].

  • Đầu thế kỷ 20, Philippines trải qua trận dịch đậu mùa tồi tệ nhất trong lịch sử - sau khi 8 triệu người được tiêm 24,5 triệu liều vắc-xin, tỷ lệ tử vong đã tăng gấp 4 lần [21].

  • Vào năm 1989, đất nước Oman đã phải hứng chịu một đợt bùng phát bệnh bại liệt quy mô lớn 6 tháng sau khi hoàn thành tiêm chủng toàn dân.

  • Ở Kansas, Hoa Kỳ năm 1986, 90% trong số 1.300 trường hợp ho gà đã được “chủng ngừa đầy đủ”. [23]

  • Năm 1993, 72% bệnh nhân ho gà ở Chicago đã được chủng ngừa đầy đủ.[24]


NGỘ NHẬN SỐ 3: “Tiêm chủng là nguyên nhân chính dẫn đến giảm tỷ lệ mắc bệnh ở Hoa Kỳ ngày nay… thật hay không?”

Theo Hiệp hội Tiến bộ Khoa học Anh, các bệnh ở trẻ em đã giảm 80% từ năm 1850 đến năm 1940, đồng thời với việc cải thiện điều kiện vệ sinh, tỉ lệ giảm này xảy ra sớm hơn nhiều trước khi tiêm chủng bắt buộc xuất hiện.

Trước khi xuất hiện tiêm chủng thì ở Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh, tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm đã giảm đều đặn khoảng 80% mỗi năm trong thế kỷ 20 (tỷ lệ tử vong do sởi đã giảm hơn 97%) [25].

Tại Vương Quốc Anh, thời điểm dịch bệnh bại liệt lên đến đỉnh điểm là vào năm 1950 và nó đã giảm xuống 82% trước khi tiêm chủng được áp dụng vào năm 1956.

Do đó, cùng lắm thì tiêm chủng chỉ góp phần giảm một ít tỷ lệ tử vong do bệnh tật trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, ngay cả phần nhỏ này cũng đáng nghi ngờ, vì tỷ lệ tử vong trước và sau khi tiêm chủng về cơ bản là như nhau.

Hơn nữa, đối với các quốc gia châu Âu từ chối chủng ngừa bệnh đậu mùa và bại liệt, họ đã chứng kiến những dịch bệnh này biến mất cùng lúc với các quốc gia thúc đẩy tiêm chủng bắt buộc. (Trên thực tế, các chiến dịch tiêm phòng đậu mùa và bại liệt ban đầu đã dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh; trong thời gian diễn ra chiến dịch tiêm phòng đậu mùa, các bệnh truyền nhiễm khác tiếp tục giảm mà không cần vắc-xin. Ở Anh và xứ Wales, tỷ lệ tiêm chủng và bệnh đậu mùa đã cùng nhau suy giảm dần trong một vài thập kỷ [26]).

Do đó, vẫn chưa thể nói liệu vắc-xin có góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tật hay không, hay là do chính các điều kiện làm giảm tỷ lệ tử vong ban đầu như cải thiện điều kiện vệ sinh, chế độ ăn uống và các chu kỳ dịch bệnh tự nhiên suy giảm - vẫn luôn ở đó và gây ra ảnh hưởng.

Một báo cáo gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới đã ủng hộ cho kết luận nói trên: Họ phát hiện ra rằng bệnh tật và tỷ lệ tử vong ở các nước thế giới thứ ba không liên quan trực tiếp đến tiêm chủng hoặc điều trị y tế, mà liên quan chặt chẽ đến vệ sinh và chế độ ăn uống. Ảnh hưởng của vắc-xin đối với sự suy giảm bệnh tật đã bị phóng đại quá mức, nếu không muốn nói là hoàn toàn sai lầm.

Những người ủng hộ vắc-xin đã dựa vào bằng chứng là số ca mắc bệnh thay vì số ca tử vong. Tuy nhiên, những nhà thống kê cho biết số ca tử vong là thước đo chính xác hơn, lý do đơn giản là vì người ta báo cáo và ghi chú các ca tử vong kỹ lưỡng hơn rất nhiều [28]. Ví dụ:

  • Một báo cáo gần đây (năm 1998) ở New York cho thấy chỉ có 3,2% các bác sĩ nhi khoa thực sự báo cáo các ca nhiễm sởi lên Bộ y tế. Năm 1974, CDC xác định có 36 ca nhiễm sởi ở Georgia, nhưng Hệ thống Giám sát của bang Georgia báo cáo là 660 ca [29].

  • Năm 1982, các viên chức y tế bang Maryland đã buộc tội vắc-xin trong chương trình truyền hình “DPT - vaccine roulette”, tuy nhiên, khi nhà virus học hàng đầu của Cục Tiêu chuẩn Sinh học Hoa Kỳ, TS. Anthony Morris xem xét trên 41 ca mắc bệnh, chỉ có 5 ca được xác nhận, đều là đã tiêm vắc-xin (nghĩa là có lúc số liệu là 41 và có lúc số liệu là 5 ca).

Những ví dụ như vậy cho thấy sự bịp bợm của các con số ca mắc bệnh, nhưng những người ủng hộ vắc-xin vẫn thích dùng chúng một cách bừa bãi.


NGỘ NHẬN THỨ 4: “Vắc-xin dựa trên nền tảng vững chắc về lý thuyết và thực hành miễn nhiễm… đúng hay không?”

Bằng chứng lâm sàng cho thấy tiêm chủng có thể kích thích người nhận tạo ra kháng thể, đây là điều không ai tranh cãi. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu việc tạo ra kháng thể này có thiết lập khả năng miễn dịch hay không. Ví dụ, trẻ em bị thiếu máu do thiếu gamma globulin không thể tạo ra kháng thể, nhưng chúng phục hồi cũng gần như nhanh chóng ngang với những đứa trẻ khác sau khi nhiễm bệnh [31].

Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố bởi Hiệp hội Y khoa Anh năm 1950 cho thấy số lượng kháng thể không có mối quan hệ nào với sự xuất hiện của bệnh tật; các nhà nghiên cứu phát hiện thấy có những người đề kháng tốt mà có lượng kháng thể rất thấp, và những người bệnh có lượng kháng thể rất cao. Miễn dịch tự nhiên là một hiện tượng phức tạp của nhiều cơ quan và hệ thống; không phải cứ dùng các kích thích nhân tạo, tạo ra kháng thể là có miễn dịch.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: tiêm chủng vắc-xin làm các tế bào miễn dịch chỉ tiết ra các kháng nguyên cụ thể gắn với vắc-xin, làm chúng không thể phản ứng chống lại các bệnh truyền nhiễm khác. Vì vậy, trên thực tế, khả năng miễn dịch của chúng ta có thể bị suy yếu, dẫn đến sức đề kháng tổng thể thấp hơn.

“Miễn dịch cộng đồng” (herd immunity) nói rằng khi có đủ người trong cộng đồng được tiêm chủng, tất cả mọi người sẽ được bảo vệ khỏi bệnh tật. Như Ngộ nhận số 2 đã chỉ ra, có rất nhiều trường hợp ghi nhận sự thật ngược lại: những nhóm người được tiêm vắc-xin đầy đủ đã nhiễm bệnh, trong trường hợp bệnh sởi, tỷ lệ tiêm vắc-xin cao đã trực tiếp gây ra bệnh dịch. [19] Một nhà dịch tễ học bang Minnesota đã kết luận rằng vắc-xin Hib làm tăng bệnh tật, dựa vào một nghiên cứu cho thấy những trẻ tiêm vắc-xin có khả năng nhiễm viêm màng não cao gấp 5 lần những trẻ không tiêm.

Việc chọn lựa các nghiên cứu dịch tễ là một mánh khóe khác để biện minh cho các chương trình tiêm chủng. Tuy nhiên, rất nhiều những nghiên cứu này có thể không phải là nguồn xác đáng để đưa ra kết luận. Ví dụ, nếu 100 người đã tiêm vắc-xin và 5 người bị nhiễm bệnh, vắc-xin được tuyên bố là hiệu quả 95%. Nhưng nếu chỉ 10 trong số 100 người đó bị phơi nhiễm (chứ không phải 100 người), vắc-xin chỉ hiệu quả 50% mà thôi. Bởi vì không ai dám làm cho cả nhóm dân cư phơi nhiễm - ngay cả khi họ đã được tiêm chủng toàn bộ - tỷ lệ hiệu quả của vắc-xin có thể đã nói quá hiệu quả thực chất của chúng.

Một lo ngại khác về thực hành miễn dịch, chính là họ giả định rằng mọi trẻ em đều gần như giống nhau, chỉ trừ độ tuổi. Trẻ 2 tháng tuổi nặng 4kg nhận cùng liều lượng tiêm như trẻ 5 tuổi nặng 20kg. Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch non nớt chưa phát triển mà lại nhận gấp 5 hay 10 lần liều lượng (so với thể trọng) so với trẻ lớn tuổi hơn.

Ngoài ra, lượng tiêm trong từng liều (unit) theo kiểm tra ngẫu nhiên đã dao động từ 1/2 cho đến 3 lần so với lượng ghi trên nhãn, tức việc kiểm soát chất lượng sản xuất dường như cho phép biên sai lệch khá lớn. “Hot lots” (những lô vắc-xin “hot”) là từ chỉ những lô vắc-xin gây ra tỷ lệ tử vong và tàn phế cao, đã được NVIC phát hiện nhiều lần, nhưng FDA từ chối can thiệp để ngăn chặn các ca tử vong và thương tật không đáng có. Thực ra, họ chưa bao giờ thu hồi lô vắc-xin nào do phản ứng gây hại cả. Chẳng lẽ chúng ta nên gọi chúng là thuốc diệt trẻ sơ sinh (infanticide)?

Cuối cùng, thực hành vắc-xin giả định rằng mọi người, bất kể chủng tộc, văn hóa, chế độ ăn uống, vị trí địa lý, hay bất kỳ hoàn cảnh nào, sẽ đều phản ứng giống nhau. Điều này có lẽ bị phủ định một cách sâu sắc nhất trong trường hợp vài năm trước ở vùng Lãnh Thổ Phía Bắc của Úc, nơi can thiệp tiêm chủng đã gây ra tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong là 50% trong các bộ lạc thổ dân [34].

Nhà nghiên cứu, tiến sĩ y khoa A. Kalokerinos phát hiện thấy chế độ ăn “thực phẩm rác” thiếu vitamin C của người thổ dân (do người da trắng gây ra) là một yếu tố trọng yếu. Bởi vì các nghiên cứu đã cho thấy vắc-xin làm thiếu hụt vitamin C của cơ thể; trẻ em bị sốc hay ngất xỉu sẽ hồi phục trong chỉ vài phút sau khi được tiêm thêm vitamin C. Ông thấy rằng số lượng trẻ sống sót đã là rất đáng kinh ngạc. Với một nửa trẻ em đã tử vong, số trẻ còn lại sống sót chắc chắn cũng sẽ chịu tổn hại ít nhiều.

Một nghiên cứu gần đây trên Tạp chí Y học New England cũng rất đáng lo ngại, cho thấy một số lượng đáng kể trẻ em Romania mắc bệnh bại liệt do vắc-xin, một hiện tượng ít gặp ở hầu hết các nước phát triển. Các mối tương quan với việc tiêm kháng sinh đã được tìm thấy: sau khi tiêm vắc-xin chống bại liệt, nếu tiêm một mũi kháng sinh sẽ làm tăng nguy cơ bại liệt 8 lần, 2 đến 9 mũi tiêm làm tăng nguy cơ gấp 27 lần và 10 mũi tiêm trở lên làm tăng nguy cơ 182 lần [theo Washington Post, ngày 22/2/1995].

Còn có những yếu tố nào khác không được tính đến trong lý thuyết tiêm chủng mà một ngày nào đó sẽ gây ra hậu quả khôn lường? Chúng ta sẽ không bao giờ có thể hiểu hết được mối nguy hiểm này chừng nào các nhà nghiên cứu chưa xem xét và báo cáo trung thực. Trong khi đó, toàn bộ người dân của các quốc gia đều đang vô tình đánh bạc trong một trò chơi sinh tử mà nhiều người sẽ không chơi nếu họ biết trước "luật chơi".


NGỘ NHẬN SỐ 5: “Bệnh tật ở trẻ em là rất nguy hiểm… đúng hay không?”

Trong xã hội hiện đại ngày nay, bệnh truyền nhiễm ở trẻ em ít khi để lại hậu quả nghiêm trọng. Thống kê thận trọng về bệnh ho gà từ năm 1992 đến năm 1994 cho thấy tỷ lệ khỏi bệnh là 99,8%. Trên thực tế, khi hàng trăm trường hợp mắc bệnh ho gà bùng phát ở Ohio và Chicago vào mùa thu năm 1993, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện nhi Cincinnati cho biết, “Tình trạng bệnh khá nhẹ, không có trường hợp tử vong và không ai cần đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt. ”

Hầu hết các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em là lành tính, tự giới hạn, và miễn dịch suốt đời, trong khi miễn dịch vắc-xin là tạm thời. Trên thực tế, kiểu tiêm chủng tạm thời này còn nguy hiểm hơn cho tương lai của trẻ. Ví dụ, thời gian có hiệu lực của vắc-xin thủy đậu mới được ước tính là 6-10 năm. Nếu phát huy tác dụng, nó sẽ trì hoãn bệnh ở trẻ cho đến khi trưởng thành, nhưng khi đó, tỷ lệ tử vong của bệnh sẽ tăng lên gấp 20 lần (vì bệnh thủy đậu ở trẻ em dễ lành hơn).

Khoảng một nửa số trường hợp mắc bệnh sởi tái phát vào cuối thập niên 1980 là thanh thiếu niên và người lớn [35]. Hầu hết trong số họ đã được tiêm phòng khi còn nhỏ và liều bảo vệ được khuyến cáo chỉ có tác dụng trong 6 tháng [36]. Ngoài ra, một số chuyên gia y tế lo lắng rằng virus trong vắc-xin thủy đậu có thể "tái hoạt động trong tương lai dưới dạng mụn rộp (bệnh zona) hoặc các rối loạn hệ thống miễn dịch khác." [37]

Tiến sĩ A. Lavin thuộc Khoa Nhi, Trung tâm Y tế St. Luke ở Cleveland, Ohio, phản đối mạnh mẽ việc cấp phép loại vắc-xin mới, "Cho đến khi chúng tôi thực sự biết ... những rủi ro liên quan đến việc tiêm DNA đã biến đổi [virus mụn rộp] vào bộ gen của vật chủ [trẻ em]. "[38] Sự thật là “không ai” biết, nhưng vắc-xin này hiện đã được cấp phép và khuyến cáo bởi các cơ quan y tế.

Hầu hết các bệnh truyền nhiễm rất ít nguy hiểm, không chỉ vậy, chúng còn đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao hệ miễn dịch và sức khỏe của cơ thể. Những người chưa từng mắc bệnh sởi sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, bệnh thoái hóa xương và sụn và các khối u. Nếu chưa từng mắc bệnh quai bị, người ta sẽ dễ bị ung thư buồng trứng hơn.


NGỘ NHẬN THỨ 6: “Vắc-xin bại liệt ở trẻ em rõ ràng là một trong những câu chuyện thành công lớn nhất… đúng hay không?”

6 bang ở vùng New England đã báo cáo sự gia tăng bệnh nhân bại liệt ở trẻ em một năm sau khi vắc-xin Salk được giới thiệu, từ mức tăng hơn 2 lần ở Vermont đến mức tăng 642% gây sốc ở Massachusetts. Tuy nhiên, vào năm 1959, 77,5% bệnh nhân bại liệt ở Massachusetts đã được tiêm 3 liều vắc-xin phòng bại liệt dạng tiêm.

Trong một cuộc điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ năm 1962, Tiến sĩ Glenn Burgo, Giám đốc Khoa Thống kê Sinh học tại Đại học Y tế cộng đồng Bắc Carolina, tuyên bố rằng số lượng bệnh nhân bại liệt ở trẻ em đã tăng lên đáng kể sau khi tiêm chủng bắt buộc (tăng 50% trong giai đoạn 1957-1958, 80% trong năm 1958-1959), nhưng các con số thống kê đã bị thao túng bởi Cục Y tế Cộng đồng để tạo ra ấn tượng ngược lại.

Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Viera Scheibner cho thấy rằng khi vắc-xin được giới thiệu, thì 90% bệnh nhân đã bị xóa khỏi thống kê do cơ quan y tế định nghĩa lại bệnh bại liệt ở trẻ em. Thực tế là, vắc-xin Salk đã tiếp tục gây ra dịch bệnh bại liệt ở vài nước cùng một lúc, trong khi virus tự nhiên không hề làm nổi việc đó. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, hàng nghìn bệnh nhân bị “viêm màng não do virus” và “viêm màng não vô khuẩn” được chẩn đoán mỗi năm, và trước khi vắc-xin Sack ra đời, những bệnh nhân này thường được coi là bệnh nhi bại liệt.

Sau khi Sack ra đời, số ca cần để công bố dịch được nâng từ 20 lên 35 ca; và yêu cầu số liệu thống kê về bại liệt đã được thay đổi từ các triệu chứng trong 24 giờ thành các triệu chứng trong 60 ngày. Bởi vì họ đã “chơi gian” như vậy cho nên trên giấy tờ thì bệnh bại liệt giảm hẳn sau khi có vắc-xin.

Năm 1985, CDC báo cáo rằng 87% các trường hợp bại liệt ở Hoa Kỳ từ năm 1973 đến 1983 là do vắc-xin gây ra. Kể từ năm 1983 (tới 1995) thì 100% các trường hợp bại liệt là do vắc-xin gây ra, trừ một số trường hợp nhập cảnh - mà hầu hết các trường hợp nhập cảnh mắc bệnh cũng đều là những người đã được tiêm chủng đầy đủ.

Jonas Salk, người phát minh ra vắc-xin bại liệt dạng tiêm đã điều trần trước một tiểu ban Thượng viện rằng: Kể từ năm 1961, hầu như tất cả các vụ bùng phát bệnh bại liệt ở trẻ em là do vắc-xin dạng uống gây ra. Tại một hội thảo về vắc-xin bại liệt do Viện Y học và CDC tài trợ, Tiến sĩ Samuel Katz thuộc Đại học Duke đã trích dẫn ước tính khoảng 8-10 trường hợp mắc “bệnh bại liệt do vắc-xin” hàng năm ở Hoa Kỳ do vắc-xin bại liệt dạng uống và [4 năm] đã vắng bóng bệnh bại liệt tự nhiên ở Tây bán cầu.

Jessica Scheer thuộc Trung tâm Nghiên cứu Bệnh viện Phục hồi chức năng Quốc gia ở Washington D.C., cho biết, hầu hết các bậc cha mẹ không biết rằng việc tiêm phòng bại liệt ở Mỹ đòi hỏi "một số lượng nhỏ người hy sinh mỗi năm." Khi chúng ta kết hợp điều này với thói quen các bác sĩ ít khi báo cáo về các sự cố vắc-xin, kèm theo đó là việc NVIC thường hay điều chỉnh lại các báo cáo về phản ứng vắc-xin, có thể thấy số lượng "hy sinh" mắc bệnh bại liệt do vắc-xin thực tế có thể cao hơn nhiều lần so với con số CDC đưa ra.


NGỘ NHẬN THỨ 7: “Con tôi không có phản ứng ngắn hạn với vắc-xin, vì vậy không có gì cần lo lắng… đúng hay không?”

Dữ liệu xác nhận rằng tác hại lâu dài của vắc-xin bao gồm rối loạn hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh mãn tính, như chứng tự kỷ, tăng động, rối loạn thiếu tập trung, chứng khó đọc, dị ứng, ung thư và các triệu chứng khác. Các triệu chứng này hầu như không tồn tại trước khi vắc-xin được sử dụng trên diện rộng cách đây 30 năm.

Thành phần của vắc-xin bao gồm các chất gây ung thư đã biết như Thimerosal (chất bảo quản có nguồn gốc thủy ngân), nhôm phosphate và formaldehyde (Trung tâm Thông tin Thuốc của Úc tuyên bố rằng tiêm vào người sống bất kỳ lượng formaldehyde nào cũng là không an toàn).

Theo nhà sử học, nhà nghiên cứu và tác giả y khoa, Tiến sĩ Harris Coulter, nghiên cứu toàn diện của ông đã tiết lộ rằng tiêm chủng ở trẻ em “gây ra một loại viêm não cấp thấp ở trẻ sơ sinh trên quy mô lớn hơn nhiều so với mức mà bộ y tế chịu thừa nhận, khoảng 15% đến 20% tất cả trẻ em."

Ông chỉ ra rằng các di chứng của bệnh viêm não (một tác dụng phụ của vắc-xin) có thể thấy là: tự kỷ, mất khả năng học tập, tổn thương não nhẹ và không-quá-nhẹ, động kinh, co giật, rối loạn giấc ngủ và ăn uống, rối loạn chức năng tình dục, hen suyễn, chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, tiểu đường, béo phì và bạo lực bốc đồng - chính là các nhân tố đang gây rối loạn xã hội hiện đại. Hầu hết các triệu chứng này ban đầu tương đối hiếm, nhưng với sự thúc đẩy của các biện pháp vắc-xin ở trẻ em, chúng đã trở nên phổ biến. Ông Coulter cũng chỉ ra rằng "độc tố ho gà chính là thứ được dùng để gây viêm não cho động vật trong phòng thí nghiệm".

Một nghiên cứu của Đức cho thấy vắc-xin gây ra 22 trạng thái bệnh thần kinh, bao gồm mất khả năng tập trung và chứng động kinh. Điều đáng lo ngại hơn là các thành phần virus trong vắc-xin có thể tồn tại trong cơ thể người nhiều năm và sinh ra đột biến, hậu quả khó lường.

Hàng triệu trẻ em đang tham gia vào một thí nghiệm tàn bạo và khổng lồ; và cộng đồng y tế đã không thực hiện bất kỳ nỗ lực tận tâm và đồng bộ để theo dõi các tác dụng phụ hoặc xác định các ảnh hưởng lâu dài của vắc-xin.


NGỘ NHẬN SỐ 8: “Vắc-xin là lựa chọn phòng bệnh duy nhất hiện có… đúng hay sai ?”

Hầu hết các bậc cha mẹ cảm thấy phải làm gì đó để ngăn ngừa bệnh tật cho con cái. Mặc dù không có sự đảm bảo 100%, nhưng vẫn có những lựa chọn thay thế khả thi. Về mặt lịch sử, liệu pháp vi lượng đồng căn (homeopathy, liệu pháp chủ yếu dựa vào cỏ cây hay khoáng chất để giúp cơ thể tự hồi phục) có hiệu quả hơn thuốc Tây y "chính thống" trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh tật.

  • Trong đợt bùng phát dịch tả ở Hoa Kỳ vào năm 1849, dùng thuốc Tây y có tỷ lệ tử vong là 48-60%, trong khi các bệnh viện dùng vi lượng đồng căn có tỷ lệ tử vong được ghi nhận chỉ 3% [40].

  • Số liệu thống kê gần như tương tự vẫn đúng đối với bệnh tả ngày nay [41].

  • Các nghiên cứu dịch tễ học gần đây cho thấy các biện pháp điều trị vi lượng đồng căn ngăn ngừa bệnh tật ngang bằng hoặc tốt hơn tiêm chủng tiêu chuẩn.

  • Có những báo cáo trong đó các nhóm dân cư được điều trị vi lượng đồng căn sau khi phơi nhiễm, có tỷ lệ thành công 100% - không ai trong số những người được điều trị bị mắc bệnh. [42]

Người ta có bán sẵn các bộ kit vi lượng đồng căn để phòng bệnh [43]. Các phương thuốc vi lượng đồng căn cũng có thể áp dụng trong những thời điểm có nguy cơ gia tăng (bùng phát dịch bệnh, đi du lịch…) và đã được chứng minh có hiệu quả cao trong những trường hợp như vậy. Và vì những bài thuốc này không có thành phần độc hại, chúng không có tác dụng phụ.

Ngoài ra, vi lượng đồng căn cũng hiệu quả trong việc đảo ngược một số khuyết tật do phản ứng với vắc-xin, cũng như nhiều tình trạng mãn tính khác mà thuốc Tây y không mấy tác dụng.


NGỘ NHẬN SỐ 9: “Tiêm chủng được pháp luật bắt buộc, và do đó không thể tránh khỏi… đúng hay không?”

Có 3 trường hợp miễn trừ ở Hoa Kỳ:

1) Miễn trừ y tế: Tất cả 50 tiểu bang ở Hoa Kỳ đều cho phép miễn trừ y tế. Một số tiểu bang cho phép các bác sĩ trị liệu tự nhiên (naturopathic) hoặc trị liệu nắn khớp (chiropractic) được cấp giấy miễn trừ y tế cho bệnh nhân, ngoài các bác sĩ y khoa.

Tuy nhiên, các bác sĩ nhi khoa ít khi kiểm tra các dấu hiệu tăng nguy cơ trước khi tiêm vắc-xin, vì vậy các bậc cha mẹ nên tự nghiên cứu vấn đề này. Động kinh, dị ứng nghiêm trọng và các phản ứng có hại trước đây của anh chị em ruột là một số bệnh lý trong tiền sử bệnh nhân hoặc gia đình có thể làm tăng khả năng gặp phản ứng có hại, và do đó đủ điều kiện để được miễn trừ y tế.

2) Miễn trừ tôn giáo: Gần như tất cả các bang đều cho phép miễn trừ tôn giáo. Điều này có thể có hoặc không yêu cầu tư cách thành viên trong một tổ chức tôn giáo, luật pháp của từng bang khác nhau.

3) Miễn trừ về triết học hoặc cá nhân: Ngày càng có nhiều tiểu bang cho phép loại miễn trừ này, để ghi nhận những tranh cãi và/hoặc vi phạm quyền tự do mà luật tiêm chủng bắt buộc áp đặt.

Nói chung, trẻ em được miễn trừ có thể không bị cấm theo học tại các trường công lập và cao đẳng trừ khi bùng phát dịch bệnh tại địa phương. Tốt nhất là liên hệ trước với các trường học địa phương để xác định thủ tục xử lý các trường hợp miễn trừ.

Nguồn tốt nhất để tìm bản sao luật tiêm chủng của tiểu bang là các quan chức y tế tiểu bang hoặc thư viện công cộng. Chỉ cần một cuộc điện thoại đến Bộ Dịch tễ học của tiểu bang là bạn có thể nhận được một bản sao qua đường bưu điện.


NGỘ NHẬN SỐ 10: “Các quan chức y tế cộng đồng luôn đặt sức khỏe lên trên tất cả các mối quan tâm khác… đúng hay không?”

Lịch sử tiêm chủng có đầy rẫy những trường hợp gian dối nhằm miêu tả vắc-xin như những anh hùng đánh bại bệnh tật, nhưng trong thực tế nhiều lần chúng đã thực sự trì hoãn và thậm chí đảo ngược sự suy giảm của bệnh tật.

Bộ Y tế Vương quốc Anh thừa nhận rằng tình trạng tiêm chủng quyết định việc chẩn đoán các bệnh tật sau đó: Những bệnh nhân được tiêm chủng sẽ nhận được các chẩn đoán khác đi; hồ sơ bệnh viện và giấy chứng tử đã bị làm giả. Ngày nay, nhiều bác sĩ vẫn còn e ngại trong việc chẩn đoán bệnh ở trẻ em đã được tiêm chủng, và do đó "ngộ nhận" về sự thành công của vắc-xin vẫn tiếp tục tràn lan.

Tuy nhiên, lỗi lầm không hoàn toàn thuộc về cá nhân bác sĩ. Từ khi là sinh viên y khoa, ít người dám đặt câu hỏi về các thông tin vắc-xin được giảng dạy (trong đó cũng không nói tới các thông tin được trình bày trong báo cáo này). Trớ trêu thay, y học là một lĩnh vực đòi hỏi sự tuân thủ; người ta ít khoan dung đối với các ý kiến phản đối ‘tình trạng hiện tại’ (status quo). Các bác sĩ không thể cảnh báo bạn những điều mà chính bản thân họ cũng không biết, và họ có rất ít thời gian để học hỏi thêm sau khi bắt đầu hành nghề, theo một nghĩa nào đó, họ bị giam cầm trong một hệ thống không khuyến khích họ tiếp thu thông tin độc lập và hình thành ý kiến của riêng mình. Những người dám đặt câu hỏi về ‘tình trạng hiện tại’ thường sẽ bị tẩy chay, và trong mọi trường hợp, họ vẫn bị ràng buộc về mặt pháp lý phải tuân thủ hệ thống tiêm chủng bắt buộc.

KẾT LUẬN

Trong bài báo y học tháng 12 năm 1994, tác giả người Canada của cuốn sách Best-seller “mafia y khoa”, bác sĩ Guylaine Lanctot đã viết: "Các cơ quan y tế vẫn cứ nói dối. Tiêm chủng là một thảm họa đối với hệ thống miễn dịch. Nó thực sự gây ra rất nhiều bệnh tật. Chúng ta đang thực sự thay đổi mã di truyền của chúng ta thông qua tiêm chủng... 10 năm nữa chúng ta sẽ biết rằng:

Sau khi nghiên cứu sâu rộng các tài liệu y tế về tiêm chủng, Tiến sĩ Viera Scheibner kết luận rằng "không có bằng chứng về khả năng ngăn ngừa bất kỳ bệnh tật nào của vắc-xin. Ngược lại, có vô số bằng chứng cho thấy chúng gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng."

Bác sĩ John B. Classen đã nói: "Dữ liệu của tôi chứng minh rằng, các nghiên cứu được sử dụng để hỗ trợ tiêm chủng còn thiếu sót đến mức không thể nói tiêm chủng mang lại lợi ích ròng cho bất kỳ ai hoặc cho xã hội nói chung. Câu hỏi này chỉ có thể trả lời bởi các nghiên cứu thích đáng nhưng chưa được thực hiện. Lỗ hổng của các nghiên cứu trước đó là không theo dõi trong dài hạn và không xem xét độc tính mãn tính. Hiệp hội Vi sinh học Hoa Kỳ đã quảng bá cho nghiên cứu của tôi... và do đó thừa nhận cần có các nghiên cứu xác đáng."

Đối với một số người, đây có thể là những lập trường táo bạo, nhưng chúng không phải là không có cơ sở. Việc tiếp tục phủ nhận các bằng chứng chống lại vắc-xin chỉ kéo dài những "ngộ nhận" và những hậu quả tiêu cực của chúng đối với trẻ em và xã hội của chúng ta. Cần tiến hành điều tra khoa học tích cực và toàn diện, tuy nhiên các chương trình tiêm chủng vẫn tiếp tục mở rộng khi chưa có những nghiên cứu như vậy. Lợi nhuận của nhà sản xuất được đảm bảo, trong khi họ không phải chịu trách nhiệm giải trình cho các tác động tiêu cực. Điều này đặc biệt đáng buồn khi chúng ta đã có sẵn các giải pháp thay thế an toàn và hiệu quả.

Trong khi đó, cuộc đua vắc-xin vẫn đang diễn ra. Theo NVIC, có hơn 250 loại vắc-xin mới đang được phát triển cho mọi thứ, từ đau tai đến ngừa thai hay tiêu chảy, với khoảng 100 loại vắc-xin trong số này đã được thử nghiệm lâm sàng. Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu việc cung cấp vắc-xin thông qua thuốc xịt mũi, muỗi (vâng, con muỗi), và quả của cây "chuyển gen" trong đó chứa virus vắc-xin.

Với mọi trẻ em (và cả người lớn) trên hành tinh là những khách hàng tiềm năng được yêu cầu tiêm nhiều liều, và mọi hệ thống y tế và chính phủ đều là người mua tiềm năng, không có gì ngạc nhiên khi vô số triệu đôla được chi ra để nuôi dưỡng ngành công nghiệp vắc-xin nhiều tỷ đôla. Nếu không có sự phản đối kịch liệt của công chúng, chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều loại vắc-xin mới được yêu cầu cho chúng ta và con cái chúng ta. Và trong khi lợi nhuận đã được tính toán xong xuôi, thì tính mạng con người đang thực sự bị bỏ qua.

Dù quyết định tiêm chủng cá nhân của bạn là gì, hãy biến nó thành một quyết định sau khi tìm hiểu đầy đủ thông tin; bạn có quyền và trách nhiệm đó. Đây là một vấn đề khó, nhưng mối nguy hại là quá lớn nên xin đừng lấy cớ rằng bạn không có đủ thời gian và công sức.

Đừng chỉ dựa vào báo cáo này để đưa ra quyết định tiêm chủng cho bạn:

HÃY TỰ TÌM HIỂU THÊM!

Bạn có thể tham khảo “Danh mục tài liệu về vắc-xin" (sách, băng, video, bản tin, cơ quan chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, các lựa chọn thay thế tiêm chủng, nguồn internet…) tại đây.

Đôi lời về tác giả…

Alan Phillips là một nhà điều tra độc lập và tác giả viết về các rủi ro của vắc-xin và các lựa chọn thay thế. Báo cáo này từng xuất hiện trong ấn bản tháng 4 năm 1996 của "Tạp chí Wildfire", cũng như nhiều bản tin ở Hoa Kỳ và trên thế giới. Nó đang được sử dụng bởi Trường Vi lượng đồng căn Sheffield, Vương quốc Anh.

Alan đã viết thư cho Bộ trưởng Bộ Y tế, Nhóm Điều tra Tiêm chủng và Chiến dịch Chống lại Nghiên cứu Y khoa Gian lận ở bang New South Wales, Úc.

— — — — — — — — — —

Biên dịch: WE ARE 1

Mời xem thêm bộ phim "Âm mưu đại dịch"


---***---

Vì sự kiểm duyệt của [Big Tech]

Hãy follow chúng tôi WE ARE 1 media nếu quý vị ủng hộ cho chính nghĩa và sự thật. Hãy để lại email ghi danh, chúng tôi sẽ gởi bản tin đến email quý vị. Đa tạ!


Trước thời cuộc khi đa số các kênh truyền thông lớn đều bị thao túng và không còn đưa tin sự thật, mang đến nguy hiểm rất lớn cho tính mạng và tương lai của người dân, WE ARE 1 media ra đời để mang đến sự thật và lợi ích cho cộng đồng người Việt từ những nguồn thông tin chính xác.

WE ARE 1 media mang đến cho giới trí thức Việt những câu chuyện, video phẩm chất cao, với góc nhìn hiếm có để giúp Quý vị có thể ra các quyết định đúng đắn trong thời cuộc và mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng Việt.

WE ARE 1 media gồm những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông và báo chí, đưa tin qua Email newsletter, Truth Social

*ƯU ĐIỂM: Video phẩm chất cao, phù hợp với tầng lớp trí thức - Các câu chuyện mang tính giáo dục gắn với thời cuộc - Nội dung trường tồn với thời gian - Hình ảnh lấy từ cuộc sống đời thường, giá trị thẩm mỹ cao.

*BẢN QUYỀN:

WE ARE 1 media là chủ sở hữu bản quyền của các video đăng trên kênh truyền thông này, trừ khi có ghi chú khác trong phần mô tả của video. Không cho phép re-up/ đăng lại các video thuộc bản quyền của WE ARE 1 media

*FAIR USE: Áp dụng Điều 107- Luật Bản Quyền Mỹ

Quan điểm đưa ra trong video của không có ý định phỉ báng bất kỳ tôn giáo, nhóm thiểu số, tổ chức, công ty, cá nhân hay bất kỳ ai. 

----------

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

(1) National Technical Information Service, Springfield, VA 22161, 703–487–4650, 703–487–4600.

(2) Reported by KM Severyn,R.Ph.,Ph.D. in the Dayton Daily News, May 28, 1993. (Ohio Parents for Vaccine Safety, 251 Ridgeway Dr., Dayton, OH 45459)

(3) National Vaccine Information Center (NVIC), 512 Maple Ave. W. #206, Vienna, VA 22180, 703–938–0342; “Investigative Report on the Vaccine Adverse Event Reporting System.”

(4) Viera Scheibner, Ph.D., Vaccination: 100 Years of Orthodox Research Shows that Vaccines Represent a Medical Assault on the Immune System.

(5) W.C. Torch, “Diptheria-pertussis-tetanus (DPT) immunization: A potential cause of the sudden infant death syndrome (SIDS),” (Amer. Adacemy of Neurology, 34th Annual Meeting, Apr 25 — May 1, 1982), Neurology 32(4), pt. 2.

(6) Confounding in studies of adverse reactions to vaccines [see comments]. Fine PE, Chen RT, REVIEW ARTICLE: 38 REFS. Comment in: Am J Epidemiol 1994 Jan 15;139(2):229–30. Division of Immunization, Centers for Disease Control, Atlanta, GA 30333.

(7) Nature and Rates of Adverse Reactions Associated with DTP and DT Immunizations in Infants and Children” (Pediatrics, Nov. 1981, Vol. 68, №5)

(8) The Fresno Bee, Community Relations, 1626 E. Street, Fresno, CA 93786, DPT Report, December 5, 1984.

(9) Trollfors B, Rabo, E. 1981. Whooping cough in adults. British Medical Journal (September 12), 696–97.

(10) National Vaccine Injury Compensation Program (NVICP), Health Resources and Services Administration, Parklawn Building, Room 7–90, 5600 Fishers Lane, Rockville, MD 20857, 800–338–2382.

(11) Measles vaccine failures: lack of sustained measles specific immunoglobulin G responses in revaccinated adolescents and young adults. Department of Pediatrics, Georgetown University Medical Center, Washington, DC 20007. Pediatric Infectious Disease Journal. 13(1):34–8, 1994 Jan.

(12) Measles outbreak in 31 schools: risk factors for vaccine failure and evaluation of a selective revaccination strategy. Department of Preventive Medicine and Biostatistics, University of Toronto, Ont. Canadian Medical Association Journal. 150(7):1093–8, 1994 Apr 1.

(13) Haemophilus b disease after vaccination with Haemophilus b polysaccharide or conjugate vaccine. Institution Division of Bacterial Products, Center for Biologics Evaluation and Research, Food and Drug Administration, Bethesda, Md 20892. American Journal of Diseases of Children. 145(12):1379–82, 1991 Dec.

(14) Sustained transmission of mumps in a highly vaccinated population: assessment of primary vaccine failure and waning vaccine-induced immunity. Division of Field Epidemiology, Centers for Disease Control and Prevention, Atlanta, Georgia. Journal of Infectious Diseases. 169(1):77–82, 1994 Jan. 1.

(15) Secondary measles vaccine failure in healthcare workers exposed to infected patients. Department of Pediatrics, Children’s Hospital of Philadelphia, PA 19104. Infection Control & Hospital Epidemiology. 14(2):81–6, 1993 Feb.

(16) MMWR, 38 (8–9), 12/29/89).

(17) MMWR (Morbidity and Mortality Weekly Report) “Measles.” 1989; 38:329–330.

(18) Morbidity and Mortality Weekly Report (MMWR). 33(24),6/22/84.

(19) Failure to reach the goal of measles elimination. Apparent paradox of measles infections in immunized persons. Review article: 50 REFS. Dept. of Internal Medicine, Mayo Vaccine Research Group, Mayo Clinic and Foundation, Rochester, MN. Archives of Internal Medicine. 154(16):1815–20, 1994 Aug 22.

(19a) Clinical Immunology and Immunopathology, May 1996; 79(2): 163–170.

(20) Trevor Gunn, Mass Immunization, A Point in Question, p 15 (E.D. Hume, Pasteur Exposed-The False Foundations of Modern Medicine, Bookreal, Australia, 1989.)

(21) Physician William Howard Hay’s address of June 25, 1937; printed in the Congressional Record.

(22) Outbreak of paralytic poliomyelitis in Oman; evidence for widespread transmission among fully vaccinated children Lancet vol 338: Sept 21, 1991; 715–720.

(23) Neil Miller, Vaccines: Are They Safe and Effective? p 33.

(24) Chicago Dept. of Health.

(25) See Note 23 pp 18–40.

(26) See Note 23 pp 45,46 [NVIC News, April 92, p12].

(27) S. Curtis, A Handbook of Homeopathic Alternatives to Immunization.

(28) Darrell Huff, How to Lie With Statistics, p 84.

(29) quoted from the internet, credited to Keith Block, M.D., a family physician from Evanston, Illinois, who has spent years collecting data in the medical literature on immunizations. (30) See Note 20, p 15.

(31) See Note 20 p 21.

(32) See Note 20, p 21 (British Medical Council Publication 272, May 1950)

(33) See Note 20, p 21; also Note 23 p 47 (Buttram, MD, Hoffman, Mothering Magazine, Winter 1985 p 30; Kalokerinos and Dettman, MDs, “The Dangers of Immunization,” Biological Research Inst. [Australia], 1979, p 49).

(34) Archie Kalolerinos, MD, Every Second Child, Keats Publishing, Inc. 1981

(35) Reported by KM Severyn,R.Ph,Ph.D. in the Dayton Daily News, June 3, 1995.

(36) Vaccine Information and Awareness, “Measles and Antibody Titre Levels,” from Vaccine Weekly, January 1996.

(37) NVIC Press Release, “Consumer Group Warns use of New Chicken Pox Vaccine in all Healthy Children May Cause More Serious Disease”.

(38) See note 35 (quoted from The Lancet)

(39) Hearings before the Committee on Interstate and Foreign Commerce, House of Representatives, 87th Congress, Second Session on H.R. 10541, May 1962, p.94.

(40) Ullman, Discovering Homeopathy, p 42 (Thomas L. Bradford, Logic Figures, p68, 113–146; Coulter, Divided Legacy, Vol 3, p268).

(41) See Note 27.

(42) See Note 27.

(43) Golden, Isaac, Vaccination? A Review of Risks and Alternatives.

9,240 views

Recent Posts

See All
bottom of page