• Lưu ý rằng: Quý vị hãy chia sẻ link của bài viết, video đến người thân, bạn bè để khi độc giả thắc mắc thì We Are 1 kịp thời hỗ trợ. Không copy rồi đăng lại tránh mất các dòng tin đính kèm màu xanh (link); cũng là vi phạm bản quyền. Mời đọc kỹ “Tuyên bố bản quyền” ở cuối bài để không mất lòng nhau và hối tiếc khi chúng tôi kiện bản quyền (kể cả cá nhân và các kênh truyền thông). Xin đa tạ!
Theo một nghiên cứu mới được bình duyệt, trẻ em được chích ngừa có nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn 170% so với trẻ không chích ngừa.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ được chích ngừa có khả năng bị các bịnh rối loạn thần kinh khác cao hơn 212%, bao gồm rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), động kinh/co giật, viêm não và rối loạn tic (các cử động cơ nhanh, đột ngột, lặp lại bao gồm cả âm thanh hoặc giọng nói) cùng khó khăn trong học tập.
Theo nghiên cứu này, chương trình chích ngừa ở trẻ em có thể là yếu tố đáng kể góp phần làm tăng tỷ lệ tự kỷ và các chứng rối loạn phát triển thần kinh ở trẻ.
Nghiên cứu được công bố ngày 23/1 trên tạp chí Science, Public Health Policy and the Law, với đối tượng nghiên cứu là 47.155 trẻ 9 tuổi đã đăng ký chương trình Medicaid ở Florida từ khi sinh.
Tiến sĩ Karl Jablonowski, cố vấn khoa học cao cấp của tổ chức Children’s Health Defense (nơi Robert Kennedy Jr. từng làm chủ tịch) cho biết: “Nghiên cứu này có phương pháp nghiên cứu rất chặt chẽ, nên người ta không thể phớt lờ.”
“Những nguy hiểm gây bịnh nặng ở trẻ em làm người ta phải sửng sốt,” ông Jablonowski nhận định.
Các tác giả của nghiên cứu – ông Anthony R. Mawson và Binu Jacob từ Viện Nghiên cứu Chalfont ở Mississippi – đưa ra các giả thuyết:
- Chích ngừa ở trẻ em có liên quan đến chứng tự kỷ và các rối loạn phát triển thần kinh khác
- Chích càng nhiều thì nguy cơ mắc tự kỷ càng cao
- Trẻ sinh non được chích ngừa có nguy cơ mắc rối loạn phát triển thần kinh cao hơn so với trẻ không chích ngừa
Kết quả nghiên cứu đã xác nhận các giả thuyết của nhóm tác giả. Kết quả nghiên cứu này trái ngược với tuyên bố của chính phủ rằng vắc-xin không liên quan đến chứng tự kỷ.
Mời xem thêm bài viết “10 ngộ nhận về vắc-xin”
“Các chiến dịch tuyên truyền về vắc-xin do các cơ quan quản lý, công ty dược phẩm và truyền thông dòng chính của chúng ta vẫn khẳng định rằng mối liên hệ giữa vắc-xin và bịnh tự kỷ đã được ‘bác bỏ’,” nhà dịch tễ học Nicolas Hulscher nhận định. Ông cho rằng những phát hiện của nghiên cứu này “hoàn toàn phá vỡ” luận điểm đó.
Ông Jablonowski lưu ý rằng nghiên cứu này chỉ dựa trên dữ liệu của chính phủ. Ông nói: “Chính phủ đã nắm giữ dữ liệu này trong nhiều thập niên, họ tuyên bố vắc-xin an toàn đồng thời từ chối nghiên cứu về độ an toàn. Bức tường che đậy của y tế công cộng Hoa Kỳ đang sụp đổ, cho thấy thủ phạm gây ra bịnh mãn tính ở đất nước này: sự che giấu thông tin có chủ ý.”
Nhóm tác giả lưu ý rằng các nghiên cứu do chính phủ tài trợ chưa từng so sánh sức khỏe giữa trẻ được chích ngừa và trẻ hoàn toàn không chích ngừa. Ông Mawson và Jacob chia sẻ rằng họ hy vọng chính phủ sẽ khởi động những nghiên cứu như vậy.
Tự kỷ khác với chứng thụ động do xem điện thoại nhiều
Nhiều người cho rằng tự kỷ là do cho trẻ xem điện thoại và TV quá nhiều mà thôi. Đây là một nhầm lẫn.
Tác hại của việc dùng điện thoại quá nhiều ở trẻ:
- Chậm phát triển kỹ năng giao tiếp do ít tương tác trực tiếp
- Giảm khả năng tập trung và tư duy sáng tạo
- Thụ động trong học tập và các hoạt động xã hội
- Có thể điều chỉnh được thông qua việc giảm thời gian sử dụng thiết bị và tăng cường các hoạt động tương tác
Trong khi đó, tự kỷ là một loại rối loạn phát triển thần kinh từ nhỏ với những đặc điểm:
- Khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội từ rất sớm
- Hành vi, sở thích và hoạt động lặp đi lặp lại
- Phản ứng bất thường với các kích thích giác quan
- Các dấu hiệu thường xuất hiện trước 3 tuổi
- Cần được can thiệp sớm bởi các chuyên gia
Chương trình chích ngừa trẻ em làm tăng bịnh tự kỷ
Nghiên cứu phát hiện rằng ở tất cả các chỉ số, trẻ được chích ngừa có tỷ lệ rối loạn phát triển thần kinh cao hơn so với trẻ không chích ngừa. Cụ thể:
- Nguy cơ bị rối loạn thần kinh tăng lên theo số lần trẻ đi khám bịnh có chích ngừa. Trẻ chỉ chích một lần có khả năng bị chẩn đoán mắc tự kỷ cao gấp 1,7 lần so với trẻ không chích ngừa.
- Trẻ có 11 lần chích ngừa trở lên có khả năng mắc tự kỷ cao hơn 340% so với trẻ không chích ngừa và cao hơn 89% so với trẻ chỉ chích một lần.

- Trẻ sinh non được chích ngừa có khả năng bị ít nhất một loại rối loạn phát triển thần kinh cao hơn 258% so với trẻ sinh non không chích ngừa. Gần 40% trẻ sinh non được chích ngừa được chẩn đoán mắc rối loạn như vậy, so với 15,7% ở nhóm không chích ngừa.
- Trẻ được chích ngừa có nguy cơ được chẩn đoán viêm não cao hơn 419%, bị rối loạn tic cao hơn 525% và gặp khó khăn trong học tập cao hơn 581% so với trẻ không chích ngừa.
- Ở trẻ sinh non được chích ngừa, nguy cơ viêm não và khó khăn trong học tập tăng lên lần lượt 612% và 884%.

Tiến sĩ sinh học Christina Parks nhận xét: “Tuy rằng mối liên hệ giữa việc chích vắc-xin và bịnh tự kỷ đã gây lo ngại nghiêm trọng cho nhiều phụ huynh, nhưng nghiên cứu này cho thấy rõ rằng ngay cả khi không có chẩn đoán tự kỷ, não bộ của trẻ vẫn đang bị tổn thương.”
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bịnh (CDC), tỷ lệ mắc tự kỷ đã tăng từ 1/1.000 trẻ trong những năm 1990 lên 1/36 trẻ. Chính phủ nói rằng đó là do người dân đã hiểu biết về bịnh tự kỷ nhiều hơn (nên phát hiện ra nhiều ca hơn) và do các hóa chất độc hại trong cuộc sống hiện đại.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này cho thấy chương trình chích ngừa ở trẻ em cũng có thể là nguyên nhân chính cho sự gia tăng đột biến trong chẩn đoán tự kỷ.
“Sự gia tăng rộng rãi ở mọi nơi của ASD (rối loạn phổ tự kỷ) và ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) cho thấy có một yếu tố môi trường mà hầu như tất cả trẻ em đều tiếp xúc, ví dụ như việc chích ngừa thường xuyên ở trẻ em,” nghiên cứu cho biết.
Nhóm tác giả trích dẫn số liệu cho thấy số lượng vắc-xin trong lịch chích ngừa mới nhất của CDC Hoa Kỳ đã tăng gần 3 lần so với lịch chích ngừa năm 1983.
“Mặc dù việc chích ngừa được cho là an toàn và hiệu quả đối với đại đa số trẻ em, một câu hỏi chính đáng đặt ra là liệu chương trình chích ngừa mở rộng có thể làm tăng tỷ lệ bịnh thần kinh hay không,” nghiên cứu nêu rõ.
Ông Mawson và Jacob cho biết: “Mọi kế hoạch bổ sung lịch chích ngừa trẻ em nên được hoãn lại cho đến khi hoàn thành nghiên cứu xác định tính an toàn đối với sức khỏe tổng thể của trẻ.”
Kết quả nghiên cứu cho thấy lịch chích ngừa trẻ em “cần được cải tổ hoàn toàn”.
Theo nghiên cứu, tác động của việc chích ngừa đối với trẻ sinh non chưa được nghiên cứu đầy đủ.
“Người ta chỉ quan tâm tới chích ngừa để ngăn ngừa nhiễm trùng sơ sinh, mà không chú ý tới tác dụng phụ của việc chích ngừa ở trẻ sinh non,” nghiên cứu cho biết.
Một nghiên cứu được bình duyệt công bố đầu tháng 1/2025 phát hiện rằng trẻ sinh non được chích ngừa 2 tháng một lần có tỷ lệ ngưng thở cao hơn 170% so với trẻ không chích ngừa.
Nghiên cứu cũng lưu ý rằng: các nghiên cứu thường cố gắng kết nối bịnh tự kỷ gia tăng với các loại vắc-xin cụ thể, nhưng có ít nghiên cứu tìm hiểu mối liên hệ giữa toàn bộ lịch chích ngừa trẻ em và chứng tự kỷ.
“Tự kỷ có thể xảy ra do tác động tích lũy của tất cả các mũi tiêm trước đó thay vì chỉ do một loại vắc-xin cụ thể,” nghiên cứu cho biết. “Tự kỷ và các rối loạn phát triển thần kinh khác có thể được kích hoạt bởi mũi tiêm cuối cùng hoặc bởi một hay nhiều mũi trong chuỗi chích ngừa.”
Ông Mawson và Jacob nói: “Cần khẩn cấp nghiên cứu để xác định các cơ chế sinh học và mối quan hệ nhân quả tiềm ẩn giữa từng loại vắc-xin riêng lẻ, sự kết hợp các vắc-xin, và các yếu tố tiềm ẩn khác liên quan đến rối loạn phát triển thần kinh.”
Ông Hulscher cho rằng nghiên cứu này cho thấy “lịch chích ngừa dày đặc hiện tại của CDC cần được cải tổ hoàn toàn.” Ông nói thêm: “Vắc-xin không chỉ có thể gây ra dịch bịnh tự kỷ và bịnh mãn tính, mà hầu hết các vắc-xin đều được cấp phép mà không qua thử nghiệm dài hạn có đối chứng với giả dược phù hợp.”
Bà Parks cho rằng kết quả nghiên cứu củng cố tầm quan trọng của quyền lựa chọn của phụ huynh.
“Tuy nhiên, có một số phát hiện có thể khiến phụ huynh cảm thấy an tâm hơn,” bà Parks nói. “Mặc dù trẻ sinh non rất dễ bị viêm não và co giật, nếu phụ huynh chọn không chích ngừa cho các em, về mặt thống kê các em không có rủi ro mắc các chứng rối loạn thần kinh cao hơn so với trẻ sinh đủ tháng.”
Theo báo cáo tháng 9/2024 của CDC, tỷ lệ chích ngừa ở trẻ sinh năm 2020 và 2021 thấp hơn so với trẻ sinh năm 2018 và 2019. Ông Hulscher cho biết ngày càng có nhiều người Mỹ nhận thức được rủi ro của việc chích ngừa ở trẻ em.
“Công chúng Mỹ ngày càng nhận thức rõ hơn về những rủi ro thực sự của vắc-xin,” ông Hulscher nói. Ông cho rằng sự mất tin tưởng ngày càng tăng là do “thảm họa tiêm mRNA COVID-19 đã gây tử vong, thương tích hoặc tàn tật vĩnh viễn cho hàng triệu người.”
Ông Hulscher nói rằng kết quả nghiên cứu này “đáng được chính quyền mới của Hoa Kỳ nghiên cứu thêm.”
Mời xem thêm video “Bác sĩ Mỹ: Phải giết mới có ăn” để hiểu vì sao các hãng dược lại muốn chích vắc-xin thường xuyên cho trẻ em. Vì sao người dân Mỹ ngày càng bị bịnh nặng hơn cho dù chi tiền cho y tế nhiều nhất thế giới?
Mời xem thêm bài viết “Giải độc bằng âm nhạc” để biết cách chọn loại nhạc phù hợp cho trẻ em và gia đình. Quý vị có biết rằng, mục đích ban đầu âm nhạc được tạo ra là để chữa bịnh? Bởi vì chữ ‘Dược’ (藥) xuất phát từ chữ ‘Nhạc’ (樂).
Các tin khác:

3 tín hiệu sớm về khủng hoảng kinh tế Mỹ

Cách tra cứu độc tính của các loại vắc-xin phổ thông

Cuộc chiến Israel: Nước cờ ưng ý của Trung cộng
💁 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Quan điểm đưa ra trong video, bài viết của We Are 1 không có ý định xúc phạm bất kỳ tôn giáo, nhóm thiểu số, tổ chức, công ty, cá nhân hay bất kỳ ai.